Thứ Bảy, 04/06/2022 06:32

Giá dầu WTI tăng mạnh bất chấp kế hoạch nâng sản lượng mạnh hơn của OPEC+

Giá dầu tăng mạnh trong ngày 03/06 với kỳ vọng rằng quyết định tăng mục tiêu sản lượng của OPEC+ sẽ không tác động quá nhiều tới nguồn cung toàn cầu. Đồng thời, giá dầu còn tăng khi Trung Quốc nới phong tỏa.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh quyết định tăng sản lượng 648,000 thùng/ngày trong tháng 7-8/2022 thay vì mức 432,000 thùng như trước đó.

Giá dầu WTI tăng 2.9% lên 120.26 USD/thùng, còn giá dầu Brent ở mức 119.72 USD/thùng. Giá dầu Mỹ tăng 6 tuần liên tiếp vì nguồn cung thiếu hụt – yếu tố đã châm ngòi cho các cuộc bàn luận về hạn chế xuất khẩu nhiên liệu và áp thuế lên các nhà sản xuất dầu khí.

“Quyết định của OPEC+ hôm qua và động thái đẩy nhanh việc giải phóng dầu chiến lược đang duy trì lượng dầu thô sẵn có ở mức đồi dào, nhất là khi nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu giảm so với các năm trước”, Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch & Associates, cho biết.

“OPEC+ nhiều khả năng bơm ít dầu hơn đáng kể so với những gì đã nhất trí và do đó nỗi lo về nguồn cung vẫn không được giải quyết”, Carsten Fritsch, Chuyên viên phân tích tại Commerzbank, cho hay.

Trong ngày 02/06, báo cáo hàng tồn kho dầu hàng tuần của Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô giảm mạnh hơn dự báo 5.1 triệu thùng/ngày, dự trữ xăng cũng giảm.

Nhu cầu đang tăng mạnh khi Thượng Hải và Bắc Kinh nới lỏng phong tỏa và Trung Quốc cam kết kích thích kinh tế.

 

EU chính thức thông qua lệnh cấm vận dầu từ Nga

Ngày 03/06, EU thông qua gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có lệnh cấm vận dầu.

Gói trừng phạt này sẽ dần loại bỏ việc nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển trong 6 tháng tới và đối với nhập khẩu dầu tinh chế là trong 8 tháng. Năm 2021, khối này nhập khẩu khoảng 51.5 tỷ USD dầu thô và 24.7 tỷ USD với sản phẩm dầu tinh chế từ Nga.

Trong thông báo, EU cho biết gói trừng phạt mới sẽ tạm thời miễn trừ cho các quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều vào dầu Nga vận chuyển qua đường ống, cho phép họ tiếp tục nhận dầu thô từ Nga. Tuy nhiên, các quốc gia được hưởng miễn trừ bị hạn chế bán lại dầu Nga cho bên thứ ba hoặc các nước châu Âu khác.

Trong khi đó, Bulgaria sẽ được phép nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu Nga bằng đường biển tới cuối năm 2024 do "địa lý đặc thù". Bên cạnh đó, Croatia được phép nhập khẩu dầu nhớt Nga, sản phẩm cần thiết cho các hoạt động của nhà máy lọc dầu nước này, đến cuối năm 2023.

Trong gói trừng phạt mới nhất, EU cũng cấm các nhà khai thác trong khối tài trợ hoặc bảo hiểm vận chuyển dầu Nga tới các nước bên thứ ba.

 

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương yêu cầu làm rõ thông tin về vấn đề nhập khẩu và giá xăng dầu của Malaysia (03/06/2022)

>   Việt Nam khó nhập xăng của Malaysia giá 13.000 đồng/lít (03/06/2022)

>   Bóng ma khủng hoảng năng lượng thập niên 70 đang tái hiện (03/06/2022)

>   Cân nhắc bỏ thuế bảo vệ môi trường giúp giá xăng dầu hạ nhiệt (03/06/2022)

>   Giá dầu vẫn tăng dù OPEC+ quyết định nâng sản lượng nhanh hơn (03/06/2022)

>   OPEC+ nhất trí nâng sản lượng nhanh hơn dự báo ở mức 648,000 thùng/ngày (02/06/2022)

>   Giá xăng Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới? (02/06/2022)

>   Giá chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam (02/06/2022)

>   Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng kỷ lục? (02/06/2022)

>   Doanh nghiệp xi măng đồng loạt tăng giá (02/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật