Thứ Sáu, 10/06/2022 15:05

ĐBQH: Cần tách riêng việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Về giải phóng mặt bằng và khai thác vật liệu đắp nền, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm cho biết tổng thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng còn khá dài, thủ tục còn phức tạp, đại biểu đề nghị Quốc hội sớm thống nhất chủ trương tách riêng việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập trong quyết định đầu tư để giao cho các địa phương thực hiện như đã cam kết về mặt tiến độ cũng như bố trí vốn.

Đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng

Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm bày tỏ đồng tình cao với việc đầu tư 3 Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua. Đồng thời, việc đầu tư các tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo đại biểu, các Dự án được lập cơ bản phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với quy hoạch có liên quan và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về giải phóng mặt bằng và khai thác vật liệu đắp nền, đại biểu cho biết tổng thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng còn khá dài, thủ tục còn phức tạp, đại biểu đề nghị Quốc hội sớm thống nhất chủ trương tách riêng việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập trong quyết định đầu tư để giao cho các địa phương thực hiện như đã cam kết về mặt tiến độ cũng như bố trí vốn.

Đối với việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương, đại biểu cho biết hiện nhiều địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý, thi công các dự án thi công lớn. Đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép chia dự án thành các dự án thành phần theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố. Chính phủ cần xem xét giao cho một số địa phương làm chủ quản đầu tư dự án thành phần, thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị đẩy mạnh kết nối hạ tầng các đường cao tốc này với hạ tầng giao thông và hoạt động logistics để phát huy tiềm năng phát triển của các địa phương có tuyến đường đi qua.

Làm rõ phương án, giải quyết đồng bộ, cụ thể và triển khai sớm việc đền bù tái định cư

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường bộ cao tốc giai đoạn 1 tuyến Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột; Biên Hòa-Vũng Tàu.

Đại biểu cho rằng việc thông qua chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện các dự án này là rất cần thiết nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua. Đồng thời, việc đầu tư các tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo đại biểu, các Dự án được lập cơ bản phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với quy hoạch có liên quan và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các dự án này đã kết nối với những vùng trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, thành phố nơi đường cao tốc đi qua, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề phát triển lâu dài và bền vững cho cả vùng kinh tế. Trong nghiên cứu tiền khả thi của dự án, đại biểu đề nghị làm rõ hơn công tác kiểm đếm phương án đền bù tái định cư, cần có phương án giải quyết đồng bộ, cụ thể và triển khai sớm. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị các địa phương tập trung thực hiện để sớm ổn định đời sống người dân, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Về phương án cho nguyên vật liệu, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu, xem xét, tính toán kỹ phương án vận chuyển để không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ngoài ra, để phát huy hiệu quả quỹ đất hai bên đường cao tốc, đại biểu đề nghị các tỉnh, thành phố sớm triển khai việc xác định quy hoạch các khu đô thị, công nghiệp xung quanh, đưa vào điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia, để phát huy hiệu quả sử dụng đất đai xung quanh đường cao tốc.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai (10/06/2022)

>   ĐBQH: Cần đánh giá, so sánh hiệu quả đầu tư giữa đầu tư công và PPP đối với đường Vành đai 3 TPHCM (10/06/2022)

>   Chậm bàn giao nhà cho người mua: Xử lý dứt điểm trong năm 2022 (09/06/2022)

>   Hợp tác với 3 ‘ông lớn’ Nhật Bản, dự án Shizen Home thu hút nhiều sự quan tâm (10/06/2022)

>   Một công trình biểu tượng sẽ xuất hiện tại Hà Nội (09/06/2022)

>   Các dự án metro chậm tiến độ: Do địa phương còn lúng túng, năng lực chủ đầu tư hạn chế (07/06/2022)

>   Khu Tây Bắc TP.HCM được nhà đầu tư “săn đón” để đón sóng hạ tầng và thành phố mới (08/06/2022)

>   Khởi tố ông Tề Trí Dũng vụ bán rẻ đất nền tại dự án An Phú Tây (06/06/2022)

>   Vén màn nghệ thuật Omotenashi - chìa khóa thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản (07/06/2022)

>   Săn shophouse “hàng hiếm” tại trung tâm TP. Thủ Đức (06/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật