Thứ Hai, 13/06/2022 10:06

ĐBQH: Cần có cơ chế kiểm soát giá, quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, 08h00 sáng ngày 13/6, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang

Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm chỉ rõ, Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới của Trung ương về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu “đầu tư bảo cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là đầu tư cho phát triển”. Chính vì vậy, đại biểu tán thành cao với sự cần thiết sửa Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 vì sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh vướng mắc, bất cập mà chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết nhiều vấn đề về quản lý người hành nghề quản lý cơ sở khám, chữa bệnh chưa điều chỉnh; một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn khám bệnh, chữa bệnh như khám bệnh, chữa bệnh từ xa, điều trị nội trú ban ngày, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu ngoại viện, phòng ngừa sự cố y khoa…

Quan tâm về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu phân tích, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thông qua hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe được đảm bảo an sinh xã hội. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh có tác động trực tiếp tới quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước cũng như tài chính cùng mỗi người dân.

Theo đại biểu, do dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, người bệnh không có quyền thỏa thuận trả giá, do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá, Nhà nước ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập và quy định khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh với những cơ sở y tế thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa.

Đại biểu nêu rõ, đối với khối tư nhân cần có cơ sở, cơ chế kiểm soát giá, quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo quyền của người bệnh. Nếu thả nổi cho giá khu vực tư nhân quyết định, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh, người bệnh phải trả chi phí cao khi họ không có lựa chọn khác trong thời điểm các cơ sở y tế công lập đã quá tải như thực tế trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua.

Liên quan tới vấn đề hợp tác, liên doanh, liên kết trong các cơ sở khám, chữa bệnh, đại biểu cho biết, tại Khoản 5 Điều 51 của dự thảo Luật quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Theo đại biểu, quy định chung chung như vậy sẽ rất khó và gây túng trong quá trình thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế có liên doanh, liên kết Thực tế như thời gian vừa qua, một số địa phương mất rất nhiều thời gian, công sức để tháo gỡ vướng mắc về công tác thẩm định, phân hạng, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật khiến cơ sở bị tạm ngừng thanh quyết toán, ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ sở và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Do vậy, đại biểu đề nghị bổ sung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước bao gồm các hoạt động xã hội hóa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có giấy phép hoạt động.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần rà soát và đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này với các luật liên quan như Luật trẻ em, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Có bắt buộc tiêm vắc xin mũi 4 phòng COVID-19? (13/06/2022)

>   Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (11/06/2022)

>   Hối tiếc giúp con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn (11/06/2022)

>   Vì sao tiểu thương chợ Đại Quang Minh đồng loạt xin nghỉ bán? (11/06/2022)

>   Khoảng 11% công nhân thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt (11/06/2022)

>   Vì sao các biểu tượng của ngành thương mại điện tử Trung Quốc bị “cắt sóng”? (11/06/2022)

>   TPHCM - siêu đô thị nhưng có 'đáng sống'? (10/06/2022)

>   Chuyện chưa từng có: Ôm cả trăm tỷ hàng Tàu, nhiều tay to bất ngờ lỗ nặng (10/06/2022)

>   Ở London, chỉ cần 'đi ra đường và thở một cái rồi về cũng tốn tiền' (10/06/2022)

>   Sở Y tế TP.HCM giám sát, xử lý nghệ sĩ quảng cáo mỹ phẩm sai quy định (10/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật