Thứ Năm, 16/06/2022 06:33

Dầu giảm 2% khi Fed nâng lãi suất

Giá dầu giảm hơn 3 USD vào ngày thứ Tư (15/6), khi các thị trường lo ngại rằng nhu cầu sụt giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 0.75 điểm phần trăm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 2.7 USD (tương đương 2.2%) xuống 118.51 USD/thùng, sau khi rớt xuống mức thấp 117.75 USD/thùng trong phiên. Hợp đồng dầu WTI mất 3.62 USD (tương đương 3.04%) còn 115.31 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức thấp 114.60 USD/thùng.

Ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1994, điều này cũng khiến đồng USD nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2002. Đồng USD mạnh hơn làm dầu được neo giá theo đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác, làm giảm nhu cầu.

Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ, vốn bị đình trệ trong vài tháng qua, đã tăng 100,000 thùng/ngày lên 12 triệu thùng/ngày trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy.

Dữ liệu cũng cho thấy dự trữ dầu thô và các sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng, trong khi dự trữ xăng bất ngờ giảm sau mùa hè cao điểm đi lại.

Dữ liệu cho thấy những người lái xe trên khắp thế giới đang phải chịu đựng mức giá nhiên liệu đường bộ cao kỷ lục.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hứa hẹn sẽ có những hỗ trợ mớ và một công cụ mới vào ngày thứ Tư để xoa dịu thị trường, vốn đang dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ mới ở vành đai phía nam khu vực châu Âu, tuy nhiên, có vẻ đã làm thất vọng nhà đầu tư vốn đang tìm kiếm những bước đi táo bạo hơn.

Góp phần làm tăng lo ngại về nhu cầu, đợt bùng phát Covid-19 mới nhất của Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại về đợt phong tỏa mới.

Giá dầu tăng cao và dự báo kinh tế suy yếu cũng làm giảm triển vọng nhu cầu trong tương lai, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chia sẻ.

Tuy nhiên, những lo ngại dai dẳng về tình trạng khan hiếm nguồn cung có nghĩa là giá dầu vẫn dao động gần mức 120 USD/thùng.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, gặp khó khăn để đạt được hạn ngạch sản lượng dầu thô hàng tháng, gần đây còn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng chính trị làm giảm sản lượng của Libya.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nguồn cung từ Mỹ và Nga bất ngờ gián đoạn, giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt (15/06/2022)

>   Trung Quốc ráo riết săn lùng mỏ 'vàng trắng' lớn nhất thế giới (15/06/2022)

>   Vì sao xuất dầu thô nhiều rồi lại nhập về lọc? (15/06/2022)

>   Dầu giảm trước thềm cuộc họp của Fed (15/06/2022)

>   Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới có thể chậm lại trong 2023 (15/06/2022)

>   Thiếu dầu từ Nga, một số nhà máy châu Âu đóng cửa (14/06/2022)

>   Malaysia không đề xuất bán xăng cho Việt Nam giá 13.000 đồng/lít (14/06/2022)

>   Bộ Tài chính đề xuất giảm tiếp thuế BVMT với xăng dầu để kiềm chế lạm phát (14/06/2022)

>   Dầu tăng khi nguồn cung khan hiếm (14/06/2022)

>   Giá xăng RON95 tiếp tục lập kỷ lục mới lên mức 32,370 đồng/lít (13/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật