Thứ Hai, 13/06/2022 15:47

Chương trình phục hồi và phát triển KTXH: Triển khai đồng bộ, khẩn trương, quyết liệt hơn nữa

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh thực hiện lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh - Ảnh: VGP

 

Về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các bộ, cơ quan, địa phương đã quyết tâm, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Hầu hết các cơ chế, chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) đã được khẩn trương ban hành, bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần chia sẻ khó khăn của người dân và doanh nghiệp, được người dân, doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, tình hình triển khai một số nhiệm vụ cụ thể còn chậm, chưa bảo đảm tiến độ, yêu cầu đề ra.

Để tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, khẩn trương, quyết liệt hơn nữa, bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu; trong đó:

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách còn lại để triển khai Chương trình, bảo đảm hiệu quả, dễ triển khai, dễ đánh giá, tránh trục lợi chính sách.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương rà soát, dự kiến danh mục dự án và mức vốn bố trí cho các dự án thuộc lĩnh vực y tế sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình, bảo đảm theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ theo quy định của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phổ biến, quán triệt kịp thời nội dung chính sách mới ban hành đến các cấp, các ngành để đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa chính sách đi vào cuộc sống; theo dõi sát sao, kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo để xem xét, chỉ đạo.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất nhu cầu bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 đối với các nhiệm vụ, dự án dự kiến bố trí từ Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục và mức vốn, các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 có nhu cầu bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các nhiệm vụ, dự án đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 phải có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công (dự án được phê duyệt Quyết định đầu tư) và cam kết giải ngân toàn bộ số vốn được bổ sung trong niên độ ngân sách năm 2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với kế hoạch đầu tư 02 năm 2022 - 2023 của các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và xem xét, quyết định bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho danh mục nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền và đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn về việc chỉ định thầu các trường hợp thuộc thẩm quyền của các bộ, cơ quan (trong đó có việc chỉ định thầu tư vấn thiết kế dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025).

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách khi có nguồn tài chính đảm bảo. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình theo khoản 2 Mục IV Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ.

Làm rõ trách nhiệm 12 bộ, cơ quan trung ương, 16 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022

Về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 5 tháng năm 2022, Chính phủ cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2022 kịp thời; tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2022, tổng số vốn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 đạt 92.9% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch; ước thanh toán đạt 22.37% kế hoạch (cùng kỳ năm 2021 đạt 22.12% kế hoạch). Có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp (dưới 20%). Trong tháng 5 năm 2022, 06 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ thành lập đã khẩn trương, tích cực triển khai công việc; kịp thời chỉ ra các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện và trong các quy định của pháp luật; xác định những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch được giao, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; trong đó:

Nghiêm khắc phê bình và yêu cầu kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với 12 bộ, cơ quan trung ương, 16 địa phương đến ngày 31/5/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao; 05 cơ quan trung ương đến nay chưa giải ngân (tỷ lệ giải ngân 0%) như báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai danh sách các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bị phê bình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công và trang tin điện tử của Bộ theo quy định. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bị phê bình có báo cáo kiểm điểm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư công, đất đai, xây dựng và pháp luật có liên quan theo hướng phân cấp, đơn giản hóa thủ tục; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt…; chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm.

Triển khai nhanh, có hiệu quả các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương và dự toán ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Không điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách trung ương của bộ, cơ quan trung ương và địa phương tương ứng với số vốn kế hoạch năm 2021 không giải ngân hết, không được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân và bị hủy dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí lại trong kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 và các năm sau tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2021, bị hủy dự toán cho các dự án bảo đảm bố trí đủ theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao để hoàn thành đúng tiến độ.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   10 nhóm vấn đề lớn công nhân gửi lên Thủ tướng Chính phủ (12/06/2022)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dự án đường vành đai mở ra một hành lang kinh tế (11/06/2022)

>   Rủi ro tài chính tiền tệ trong bối cảnh mới và giải pháp chiến lược đối với Việt Nam (10/06/2022)

>   Các tổ chức quốc tế đánh giá, dự báo tích cực hơn về kinh tế Việt Nam (09/06/2022)

>   Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hoàn thiện thể chế trong giải ngân vốn đầu tư công (09/06/2022)

>   Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Ưu tiên bố trí nguồn lực hoàn thành tuyến đường cao tốc Bắc Nam (09/06/2022)

>   Trước khi bị bắt, ông Chu Ngọc Anh ký bổ nhiệm những ai? (08/06/2022)

>   Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Gói phục hồi kinh tế giải ngân có thể tác động đến lạm phát (08/06/2022)

>   Chính phủ đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp để phát triển bền vững ngành nông nghiệp (08/06/2022)

>   Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long (07/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật