Thứ Hai, 27/06/2022 08:24

Bloomberg: Nga lần đầu vỡ nợ nước ngoài

Nga vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ lần đầu tiên trong 1 thế kỷ qua do các lệnh trừng phạt phương Tây gây cản trở hoạt động thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài.

Trong nhiều tháng qua, đất nước này đã nhiều lần thoát khỏi tình trạng vỡ nợ. Tuy nhiên, đến cuối ngày Chủ nhật (26/06), giai đoạn ân hạn đối với khoản thanh toán tiền lãi 100 triệu USD đã kết thúc và Nga vẫn chưa trả được nợ. Đây được coi là động thái cho thấy Nga vỡ nợ nước ngoài lần đầu kể từ năm 1918.

Sau khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã chịu loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, khiến dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương bị đóng băng và các ngân hàng lớn bị cắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT.

Nga bác bỏ khái niệm "vỡ nợ", khẳng định nước này đủ tiền để thanh toán bất cứ khoản nợ nào, nhưng bị chặn không cho thanh toán. Tuần trước, Moscow thông báo sẽ trả khoản nợ trái phiếu 40 tỷ USD bằng đồng Rúp do tình trạng "bất khả kháng" mà phương Tây gây ra.

"Đây là điều rất hiếm khi xảy ra: Một chính phủ có thể trả nợ, nhưng bị một chính phủ nước ngoài ép buộc rơi vào tình trạng vỡ nợ", ông Hassan Malik, chuyên gia tại công ty Loomis Sayles (Mỹ), nói, theo Bloomberg.

Hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Moscow không thể trả lãi suất trái phiếu cho các nhà đầu tư bằng USD hay euro. Ảnh: AFP.

Thông thường, thông báo chính thức sẽ đến từ các công ty xếp hạng tín nhiệm, nhưng các lệnh trừng phạt đã buộc họ rút lại các đánh giá tín nhiệm với các công ty Nga. Khi mà hạn chót đã qua và Nga chưa trả được nợ, sự chú ý giờ đổ dồn sang nhà đầu tư sẽ làm gì kế tiếp.

Họ không cần phải hành động ngay lập tức và có thể chọn quan sát diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukraine, với hy vọng các lệnh trừng phạt rồi cũng sẽ được nới lỏng dần dần. Ưu thế thời gian hiện vẫn nằm ở phía họ: Các yêu cầu bồi thường chỉ vô hiệu sau ba năm kể từ ngày thanh toán.

“Hầu hết trái chủ sẽ chờ đợi và quan sát”, ông Takahide Kiuchi, chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nomura tại Tokyo, nhận định.

Kể từ sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine hôm 24/02, nước này đối mặt hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây, khiến Moscow không thể trả lãi suất trái phiếu cho các nhà đầu tư bằng USD hay Euro.

Hôm 22/06, Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài. Ông Putin ra lệnh chính phủ trong 10 ngày phải chọn ra các ngân hàng có khả năng xử lý các khoản thanh toán liên quan trái phiếu châu Âu, tương tự cơ chế Moscow áp dụng để xử lý các khoản thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 23/06 gọi tình hình hiện nay là “trò hề”, khi Nga có đủ phương tiện và ý chí trả nợ nhờ nguồn tiền từ xuất khẩu năng lượng.

“Mọi người có thể tuyên bố bất cứ điều gì họ muốn”, ông nói. “Nhưng bất cứ ai hiểu chuyện đều biết rằng đây không phải vỡ nợ”.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao G7 quyết định 'đánh mạnh' vào vàng của Nga? (26/06/2022)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ do FED tăng mạnh lãi suất (25/06/2022)

>   Kinh tế Nga đang đứng vững trước lệnh trừng phạt, nhưng kéo dài được bao lâu? (25/06/2022)

>   Tín hiệu đáng ngại về kinh tế thế giới (25/06/2022)

>   Tương lai nào đang chờ đợi kinh tế Mỹ? (25/06/2022)

>   Thế nào là “suy thoái”? (24/06/2022)

>   Nếu suy thoái kinh tế xảy ra...  (24/06/2022)

>   "Cơn bão" giá dầu và những hệ lụy đối với nền kinh tế toàn cầu (24/06/2022)

>   Mối lo Mỹ rơi vào suy thoái phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu (24/06/2022)

>   Thị trường nhà ở Mỹ có dấu hiệu 'vỡ bong bóng'? (24/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật