Thứ Năm, 12/05/2022 20:34

'Siết' doanh nghiệp vay vốn nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra dự thảo quy định điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh theo hướng “siết” hơn.

Trong thời gian gần đây, vay nước ngoài của tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp (DN) có xu hướng gia tăng do các TCTD, DN tận dụng mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường quốc tế; nhiều DN phải vay vốn từ công ty mẹ, công ty thánh viên để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến nguy cơ không đảm bảo đáp ứng chỉ tiêu về tổng hạn mức rút vốn ròng trong trung dài hạn và mức tăng dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

'Siết' doanh nghiệp vay vốn nước ngoài - ảnh 1

Siết vay vốn nước ngoài. Ngọc Thắng

Để kiểm soát được mức vay nước ngoài tự vay tự trả, đảm bảo hạn mức hàng năm duy trì các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng nhà nước nghiên cứu xây dựng phương án quy định điều kiện vay chặt chẽ đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo thay thế Thông tư 12 với điều kiện chặt chẽ hơn. Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện lộ trình tự do giao dịch vốn thận trọng, phù hợp với khuyến nghị của IMF về tự do các kiểm soát vốn đối với nợ nước ngoài, việc nghiên cứu, áp dụng một số điều kiện vay mang tính quản lý rủi ro, an toàn thận trọng. Chẳng hạn, yêu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá, hạn chế dư nợ vay cho các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, áp dụng mức trần chi phí vay… là cần thiết.

Chính vì vậy, NHNN nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp quản lý mang tính tính kỹ thuật. Cụ thể, chi phí vay nước ngoài bằng ngoại tệ bằng lãi suất tham chiếu cộng với 8%/năm; còn vay bằng tiền đồng, lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam cộng 8%/năm. Hay bên đi vay phải thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ đối với khoản vay nước ngoài có kim ngạch trên 500.000 USD… Ngoài ra, dự thảo thông tư còn quy định về giới hạn vay nước ngoài, tỷ lệ đảm bảo an toàn, mục đích vay nước ngoài…

Thanh Xuân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Đã có hướng xử lý CBBank và OceanBank (12/05/2022)

>   Rút tiền tại ATM bằng căn cước công dân: Mất tiền ai chịu trách nhiệm? (11/05/2022)

>   Nợ xấu ngân hàng tiếp tục gia tăng (16/05/2022)

>   Tận hưởng nhiều ưu đãi khi mở mới thẻ thanh toán Sacombank Visa trên ứng dụng Sacombank Pay  (11/05/2022)

>   Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng chịu áp lực tăng? (11/05/2022)

>   Sàn giao dịch nợ VAMC đã có 15.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa và 90 thành viên (10/05/2022)

>   Thẻ Sacombank Visa 5 năm liên tiếp thuộc top dẫn đầu thị trường Việt Nam  (10/05/2022)

>   Ưu đãi đặc quyền - Nghỉ dưỡng đẳng cấp 5* cùng thẻ NCB Visa (10/05/2022)

>   Công ty con của SCIC đã mua 1 triệu cp MBB (10/05/2022)

>   VIB sắp phát hành hơn 543.6 triệu cp thưởng (10/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật