Thứ Năm, 12/05/2022 09:26

Đã có hướng xử lý CBBank và OceanBank

Chính phủ đã hoàn thiện phương án cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á theo định hướng mới, trong đó đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank).

Tại báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022”, Chính phủ cho biết, trong năm 2021 đã tích cực triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là công tác xây dựng, ban hành nhiều văn bản, chính sách với các quy định rõ ràng, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo hành lang pháp lý thống nhất trong thực hiện đầu tư, quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng, sắp xếp và đổi mới DNNN.

Chính phủ cũng tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và xây dựng, hoàn thiện Đề án cho giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu phù hợp với diễn biến dịch bệnh; tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro.

Đặc biệt, Chính phủ đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới, trong đó đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank).

Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) là một trong ba ngân hàng bị mua bắt buộc. Ảnh minh hoạ: cbbank.vn

Trước đó, Vietcombank và MB là hai ngân hàng đã được lựa chọn để tham gia tái cơ cấu hai ngân hàng yếu kém theo hình thức chuyển giao bắt buộc (CGBB).

Về nội dung cơ bản của việc nhận CGBB, sau khi Vietcombank và MB nhận CGBB, TCTD hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất BCTC vào BCTC hợp nhất của hai ngân hàng nhận chuyển giao.

Hai ngân hàng nhận chuyển giao sẽ không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế, đồng thời, không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD trong thời gian thực hiện phương án CGBB.

Vietcombank và MB sẽ tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại phương án CGBB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, cả hai bên nhận chuyển giao và được chuyển giao đều được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại phương án CGBB.

Vân Phong

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Rút tiền tại ATM bằng căn cước công dân: Mất tiền ai chịu trách nhiệm? (11/05/2022)

>   Nợ xấu ngân hàng tiếp tục gia tăng (16/05/2022)

>   Tận hưởng nhiều ưu đãi khi mở mới thẻ thanh toán Sacombank Visa trên ứng dụng Sacombank Pay  (11/05/2022)

>   Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng chịu áp lực tăng? (11/05/2022)

>   Sàn giao dịch nợ VAMC đã có 15.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa và 90 thành viên (10/05/2022)

>   Thẻ Sacombank Visa 5 năm liên tiếp thuộc top dẫn đầu thị trường Việt Nam  (10/05/2022)

>   Ưu đãi đặc quyền - Nghỉ dưỡng đẳng cấp 5* cùng thẻ NCB Visa (10/05/2022)

>   Công ty con của SCIC đã mua 1 triệu cp MBB (10/05/2022)

>   VIB sắp phát hành hơn 543.6 triệu cp thưởng (10/05/2022)

>   Tín dụng bất động sản: ''Nắn'' chứ không nên ''siết'' (10/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật