Thứ Hai, 16/05/2022 13:16

Lựa chọn vay ODA Nhật Bản để xây tuyến metro 67.000 tỷ đồng tại TP.HCM

Khi đề xuất đầu tư metro Bến Thành - Tân Kiên, UBND TP.HCM tiếp tục lựa chọn phương án vay ODA từ Nhật Bản để đảm bảo đồng bộ công nghệ với tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Dự án metro Bến Thành - Tân Kiên trên địa bàn TP.HCM là tuyến thứ 3 có điểm xuất phát từ ga Bến Thành, bên cạnh tuyến Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương. Metro Bến Thành - Tân Kiên dài hơn 19 km, với 5 ga trên cao, 11 ga ngầm, 1 ga trên mặt đất và 1 depot (đặt tại Tân Kiên).

Nhìn trên bản đồ, tuyến Bến Thành - Tân Kiên là đoạn tiếp nối của tuyến Bến Thành - Suối Tiên, hứa hẹn hình thành trục metro Tân Kiên - Bến Thành - Suối Tiên cắt từ phía tây sang phía đông TP.HCM, đi qua các địa điểm như Đại học Y dược, bến xe Chợ Lớn, vòng xoay Phú Lâm, bến xe miền Tây, ngã 3 An Lạc...

Trong báo cáo gửi Bộ KH&ĐT, UBND TP.HCM dự trù tổng mức đầu tư dự án là 67.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA từ Nhật Bản và vốn đối ứng từ phía Việt Nam.

metro Bến Thành - Tân Kiên ảnh 1

Sơ đồ tuyến metro Bến Thành -Tân Kiên. Ảnh: HCMC Metro.

Giai đoạn 1 sẽ thi công từ Bến Thành đến Khu y tế kỹ thuật cao với mức đầu tư 44.886 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng 26.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2 đầu tư từ Khu y tế kỹ thuật cao đến Tân Kiên với mức vốn 22.239 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 12.333 tỷ đồng.

Như vậy, UBND TP.HCM sẽ phải chuẩn bị khoản ngân sách hơn 38.000 tỷ đồng để đối ứng cho dự án. Ngoài ra, thành phố sẽ vay lại 100% phần vốn vay ODA.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, tuyến metro 3A sẽ đi vào vận hành, sử dụng chung depot Long Bình với tuyến metro số 1 do depot Tân Kiên đến giai đoạn 2 mới thi công.

UBND TP.HCM đang triển khai bước đề xuất dự án lên Thủ tướng, hướng đến mục tiêu dự án được phê duyệt đầu tư vào năm 2025, khởi công và hoàn thành giai đoạn 1 trong từ năm 2026 đến 2030.

Sau những khó khăn, bất cập từ việc giải ngân vốn ODA Nhật Bản cho dự án Bến Thành - Suối Tiên, UBND TP.HCM vẫn lựa chọn dòng tiền từ Nhật Bản để triển khai dự án Bến Thành - Tân Kiên.

Theo lý giải của thành phố, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đề nghị tiếp tục sử dụng công nghệ Nhật Bản cho dự án để đảm bảo đồng bộ hệ thống cơ điện, đầu máy toa xe, thông tin tín hiệu và thẻ vé của tuyến số 3A và tuyến số 1.

Trong bối cảnh UBND TP.HCM sẽ triển khai nhiều công trình quan trọng (trong đó riêng đường sắt đô thị đang đề xuất, chuẩn bị đầu tư 6 tuyến), các bộ ngành lo ngại việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trước thách thức đó, TP.HCM sẽ phải bổ sung đánh giá tổng thể khả năng cân đối vốn, tác động của dự án tới nợ công của thành phố nhằm hạn chế những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Ngọc Tân

ZING

Các tin tức khác

>   Công bố danh mục 10 cảng cạn Việt Nam (14/05/2022)

>   Tính sai làm tăng hơn 870 tỷ đồng khi xây đường sắt Cát Linh - Hà Đông (11/05/2022)

>   Metro tác động thế nào đến đô thị TP.HCM? (11/05/2022)

>   Bà Rịa - Vũng Tàu chi 6.500 tỷ đồng mở rộng năm tuyến đường ven biển (09/05/2022)

>   TPHCM: Mòn mỏi chờ Metro hoạt động (09/05/2022)

>   Chính phủ yêu cầu giải quyết công nợ tại dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận (08/05/2022)

>   Lấy tiền từ đâu để làm dự án vành đai 3 TPHCM? (04/05/2022)

>   Đâu là khó khăn nhất khi triển khai Dự án vành đai 3 TPHCM và vành đai 4 vùng Thủ đô? (04/05/2022)

>   Ngoại thành TPHCM: Những chiếc áo chật? (03/05/2022)

>   Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM: Hồi sinh đại lộ lịch sử (01/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật