Thứ Ba, 03/05/2022 07:02

Dầu khởi sắc do lo ngại về nguồn cung

Giá dầu đảo chiều khởi sắc vào ngày thứ Hai (02/5) do lo ngại nguồn cung có thể eo hẹp bởi khả năng Liên minh châu Âu (EU) cấm vận dầu thô Nga.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent cộng 44 xu lên 107.58 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tiến 48 xu (tương đương 0.46%) lên 105.17 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm hơn 2 USD vào đầu phiên do có thông tin Ủy ban châu Âu (EC) có thể loại Hungary và Slovakia khỏi lệnh cấm vận dầu Nga khi nhóm này chuẩn bị hoàn tất đợt trừng phạt thứ 3 đối với Nga vào ngày thứ Ba (03/5).

Jim Ritterbusch, Chủ tịch Ritterbusch and Associates, nhận định: “Sự chú ý đã nhanh chóng chuyển sang kỳ vọng rằng lệnh cấm vận hoàn toàn khó có thể nhìn thấy trong nhiều tháng và có thể xảy ra vào cuối năm nay do hầu hết các quốc gia đều phải sắp xếp nguồn cung thay thế”.

Theo 2 nhà ngoại giao EU, EU đang hướng tới cấm nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay, sau các cuộc thảo luận giữa EC và các nước thành viên EU vào cuối tuần qua.

Khoảng 50% trong số 4.7 triệu thùng/ngày sản lượng dầu thô xuất khẩu của Nga sang EU, cung cấp khoảng 25% lượng dầu nhập khẩu của khối này vào năm 2020.

Trong khi các quốc gia phương Tây hạn chế mua dầu Nga do các lệnh trừng phạt, tác động đối với nguồn cung toàn cầu đã phần nào được giảm bớt khi Ấn Độ đang mua vào hàng hóa được giảm giá mạnh của Nga.

Về nhu cầu, hoạt động các nhà máy ở Mỹ đã tăng với tốc độ chậm nhất trong gần 2 năm vào tháng 4, theo cuộc thăm dò từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) vào ngày thứ Hai. Tuy nhiên, chỉ số hoạt động sản xuất quốc gia của ISM trong tháng trước đã giảm xuống 55.4, vẫn được xem là một dấu hiệu của tăng trưởng.

Trung Quốc đã công bố dữ liệu vào ngày 30/4 cho thấy hoạt động sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tháng thứ 2 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 vì các lệnh phong tỏa Covid-19.

Về nguồn cung, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) vào ngày 01/5 cho biết sẽ tạm thời nối lại hoạt động tại bến cảng dầu Zueitina sau khi tuyên bố bất khả kháng vào cuối tháng 4 đối với một số lô hàng do phe đối lập buộc một số cơ sở dầu phải tạm ngừng hoạt động.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   EU có thể phải để Hungary và Slovakia hưởng ngoại lệ về dầu mỏ Nga (03/05/2022)

>   Các lựa chọn thay thế giúp châu Âu thoát lệ thuộc khí đốt Nga (01/05/2022)

>   Giá xăng sẽ tiếp tục tăng sau nghỉ lễ? (30/04/2022)

>   Tác động quốc tế của việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria (30/04/2022)

>   Tin vui đầu tháng 5: Gas giảm 116.000 đồng/bình 45kg (30/04/2022)

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương: Căn cứ nguồn trong nước để cân đối nhập khẩu xăng dầu (30/04/2022)

>   Dầu kéo dài đà tăng trước nỗi lo sợ về nguồn cung (30/04/2022)

>   Sau Ba Lan, Bulgaria, thành viên EU nào sẽ bị Nga ngắt khí đốt? (29/04/2022)

>   Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt khi Nga cắt nguồn cung (29/04/2022)

>   Dầu tăng mạnh khi Đức không còn phản đối cấm vận dầu Nga (29/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật