Thứ Bảy, 02/04/2022 09:28

Ông lớn dầu khí Nga rút khỏi Đức

Ngày 01/04, Gazprom thông báo ngừng hoạt động tại Đức giữa lúc Nga và Đức đang căng thẳng vì xung đột ở Ukraine cũng như yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp.

Cụ thể, Gazprom sẽ ngừng tham gia vào Gazprom Germania và tất cả tài sản của công ty này, vốn bao gồm các công ty con ở Anh, Thụy Điển và Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, họ không công bố thêm chi tiết. Hiện chưa rõ động thái của Gazprom sẽ ảnh hưởng thế nào đến nguồn cung khí đốt Nga – hiện đáp ứng 40% nhu cầu cho Đức.

“Tôi nghĩ điều này có nghĩa Gazprom đang chấm dứt việc chủ động tham gia vào thị trường khí đốt EU. Về cơ bản, họ sẽ trở về quê nhà vì cảm thấy không còn được hoan nghênh”, Katja Yafimava, Chuyên gia nghiên cứu cấp cao ở Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho hay.

“Tôi nghĩ Gazprom hiểu rằng họ sẽ đối mặt với môi trường chính trị và quy định theo hướng thù địch ở châu Âu và do đó, Gazprom sẽ muốn thực hiện tất cả hoạt động ở một nơi duy nhất là St Petersburg, nơi nhiều khả năng có sự hỗ trợ của Chính phủ Nga”, bà nói thêm.

Yafimava không cho rằng sẽ có bất kỳ tác động nào tới các hợp đồng vận chuyển khí đốt dài hạn giữa Nga và Đức.

Một nguồn tin thân cận về hoạt động kinh doanh khí đốt Nga ở Đức cũng đồng tình với đánh giá của bà Yafimava. Người này cho biết việc Gazprom chấm dứt hoạt động ở Đức sẽ gây tác động chủ yếu lên các kho lưu trữ khí đốt vì Astora – công ty con của Gazprom Germania – có tổng công suất lưu trữ tới 6 tỷ m3 ở Đức và Austria.

Động thái này càng làm phức tạp hóa mối quan hệ giữa Nga và Đức. Trước đó 1 ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh yêu cầu các bên mua khí đốt từ những nước “không thân thiện” phải thanh toán bằng đồng Rúp. Đức đã phản đối yêu cầu đó vì các hợp đồng hiện tại đều đề cập thanh toán bằng Euro.

Nhật báo Đức Handelsblatt hôm 31/03 cũng đưa tin Bộ Kinh tế Đức cân nhắc quốc hữu hóa chi nhánh của Gazprom và Rosneft tại nước này, do lo ngại an ninh năng lượng. Điện Kremlin hôm qua cảnh báo động thái này sẽ vi phạm các điều luật quốc tế.

Văn phòng của Gazprom bị khám xét

Gazprom đã lọt vào tầm ngắm của các cơ quan điều hành tại Liên minh châu Âu (EU) trong nhiều tháng qua, vì cáo buộc họ đang trì hoãn giao khí đốt (vốn có thể là yếu tố kìm hãm đà tăng giá khí đốt). 

Các văn phòng tại Đức của tập đoàn Gazprom đã bị các quan chức Châu Âu khám xét - Bloomberg dẫn lại nguồn tin thân cận vào ngày 30/03. Cuộc lục soát được tiến hành trong bối cảnh Gazprom bị điều tra về vai trò của tập đoàn trong việc tăng giá khí đốt tự nhiên ở Châu Âu, vốn đã tăng vọt trong tháng qua.

Theo Bloomberg, các nhà chức trách khám xét văn phòng các công ty con của Gazprom ở Đức, gồm Gazprom Germania và Wingas. Hai công ty con này chiếm khoảng 20% ​​nguồn cung khí đốt của Đức.

Châu Âu đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng kể từ mùa thu năm ngoái. Giới chức Châu Âu cho rằng cuộc khủng hoảng bắt đầu khi Gazprom ngừng cung cấp bổ sung vào thời điểm nguồn cung khí đốt tại các kho dự trữ ở EU đã cạn kiệt.

Vào thời điểm đó, Gazprom bị cáo buộc "lạm dụng quyền lực", trong khi các quan chức EU tuyên bố Gazprom cố tình giảm nguồn cung để gây áp lực buộc các chính trị gia đẩy nhanh việc khởi động đường ống dẫn khí Nord Stream 2 mới được xây dựng nhưng vẫn chưa được chứng nhận.

Nga nhiều lần tuyên bố rằng không thể đổ lỗi cho Moscow về việc giá khí đốt của Châu Âu tăng cao, và Gazprom đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đối với người mua Châu Âu. Điều này cũng đã được nhiều công ty Châu Âu xác nhận.

Bloomberg cho hay, các thành viên Ủy ban Châu Âu từ chối bình luận về việc khám xét văn phòng các công ty con của Gazprom.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu WTI có tuần giảm mạnh nhất kể từ năm 2020 (02/04/2022)

>   Vì sao thuế giảm 2.000 đồng nhưng giá xăng chỉ giảm hơn 1.000 đồng? (01/04/2022)

>   Nga có thể buộc các nước mua khí đốt bằng đồng rúp không? (01/04/2022)

>   Lần đầu giảm thuế môi trường, giá xăng giảm hơn 1,000 đồng/lít (01/04/2022)

>   Dầu giảm mạnh khi Mỹ giải phóng kho dự trữ (01/04/2022)

>   Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng Rúp (31/03/2022)

>   OPEC+ nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu thô từ tháng Năm (31/03/2022)

>   Gas tăng lần thứ 3 liên tiếp, tổng 3 lần tăng 72.000 đồng/bình 12kg (31/03/2022)

>   Tàu chở dầu của Nga tắt giám sát hải trình, biến mất khỏi bản đồ (31/03/2022)

>   Giá dầu lao dốc 5% sau thông tin Mỹ giải phóng dự trữ (31/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật