Thứ Năm, 28/04/2022 15:30

Nhịp đập Thị trường 28/04: Large Cap tiếp tục chèn ép chỉ số, thanh khoản không có dấu hiệu cải thiện

VN-Index tiếp tục giằng co trong phiên chiều, và đóng cửa dưới tham chiếu chưa đến 3 điểm. Diễn biến của chỉ số này tưởng chừng thuận lợi khi bước vào phiên chiều khi nhanh chóng hồi phục lên trên tham chiếu, tuy nhiên sau đó lại rớt xuống, “lăn qua lăn lại” tương tự phiên sáng cho đến khi đóng cửa. Large Cap vẫn là nhóm chèn ép chỉ số, tuy nhiên Small Cap lại là nhóm có rất nhiều cổ phiếu âm thầm tăng giá mạnh trong phiên chiều.

Trên sàn HOSE, Large Cap vẫn là nhóm có diễn biến tiêu cực, số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn hẳn số tăng giá. Những mã giảm đáng kể trong phiên sáng thậm chí còn giảm mạnh hươn trong phiên chiều, như GAS, SAB, MSN, VNM hay BID. Tuy nhiên cũng có những largecap khác hồi phục như VCB, VHM, VIC, VJCVHM có lúc giảm gần 3% nhưng cối phiên chiều hồi lại, chỉ còn giảm chưa đến 1%. Một số Large Cap khác tăng mạnh và có kết cục đẹp vào cuối ngày là BCM, REE.

Diễn biến của VN-Index đầu phiên chiều đã lan tỏa qua HNX-Index và UPCoM-Index. Cả 2 chỉ số này đều tăng vọt khi bước vào đầu phiên, tuy nhiên khi VN-Index suy giảm thì cả 2 chỉ số này cũng mất đà tăng, may thay là đi ngang cho đến khi đóng cửa.

Cổ phiếu ngân hàng trên HOSE tiếp tục phân hóa trong phiên chiều, nhưng cũng có 1 số thay đổi nhất định, trong đó VCB đã quay về tham chiếu, VPB sém chút nữa lùi về tham chiếu, và TPB giảm sâu hơn 3%. Tuy nhiên tính cả 3 sàn, nhóm ngân hàng vẫn có kết quả tương đối tốt khi có đến 15 cổ phiếu tăng giá, so với 10 mã giảm giá.

Cổ phiếu BĐS khu công nghiệp tiếp tục gây chú ý khi có nhiều mã tăng mạnh, trong đó có BCM, BII, LHG, TIP, TIDBCM tăng giá mạnh có lẽ nhờ thông tin từ ĐHCĐ tổ chức sáng nay, đóng cửa tăng đến 6% (phiên sáng cũng có thời điểm tăng hơn 6%).

Cổ phiếu BĐS dân dụng không cải thiện được nhiều trong phiên chiều, thậm chí nhiều mã còn có kết cục xấu hơn hẳn so với phiên sáng, ví dụ như CEO, DIG, DXG, SCRVHM là đại gia trong ngành, vốn có diễn biến xấu trong phiên sáng lẫn phiên chiều, nhưng lại được kéo về sát tham chiếu vào đợt ATC. Dù vậy ở nhóm này, những cổ phiếu vốn hóa nhỏ nói chung lại có kết quả đẹp hơn so với cổ phiếu vốn hóa lớn, nhất là những mã trên UPCoM. Ngay cả FLC cũng còn tăng giá tới 6%.

Cổ phiếu xây dựng trên HOSE giảm đà tăng, không nổi sóng lớn như phiên sáng, tuy nhiên tính cả 3 sàn thì nhóm này vẫn có kết quả hết sức tích cực, rất nhiều mã tăng giá trên 5%, kể cả ROS khi khớp lệnh đến hơn 17 triệu cổ phiếu. Đáng tiếc là có 1 số mã bất ngờ giảm rất sâu như CC1 (-10%) hay L14 (-6%), hoặc một số tên tuổi nổi bật trong ngành nhưng vốn đỏ mãi từ sáng cho đến chiều như PC1 hay CTD.

Nhóm cổ phiếu dầu khí họ PVN có kết quả phân hóa khá khó hiểu trong phiên chiều. Cụ thể GAS giảm giá đến gần 3%, mức giảm này còn sâu hơn cả cuối phiên sáng. Một số mã khác cũng giảm khá sâu như PVS, PVG, PVCPVT sáng tăng chiều lại giảm. Ngược lại, PVD, OIL lại giữ được sắc xanh khá ổn định, còn PXS lại kéo trần suốt phiên chiều.

Phiên sáng: Nỗi lo VN-Index giảm điểm tăng lên, thanh khoản tiếp tục thấp kỷ lục

VN-Index lại giảm sát 11h, do khá nhiều Large Cap giảm sâu thêm so với hồi giữa phiên. Sự sụt giảm bất ngờ đó, may thay chỉ diễn ra trong khoảng thời gian vài phút ngắn, rồi chỉ số đi ngang, tuy nhiên VN-Index lại không hồi được về tham chiếu mà đang tạm nghỉ trưa dưới tham chiếu hơn 6 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE tiếp tục thấp kỷ lục, dù nhỉnh hơn một chút so với phiên sáng qua. VN-Index tiếp tục nằm trong số ít chỉ số của châu Á giảm điểm vào cuối phiên sáng nay.

Trên sàn HOSE vào cuối phiên sáng, đa số Large Cap tiếp tục giảm giá, trong đó có không ít mã giảm sâu hơn so với hồi giữa phiên, và có thể được coi là nhân tố kéo tụt VN-Index lúc gần 11h, ví dụ như GAS, SAB, MSN, MWG, PLX… Thậm chí FPT cũng giảm giá trong khoảng thời gian này, dù giữ được sắc xanh. Khối ngoại cũng bán ròng trên sàn HOSE, cũng như nhóm Large Cap này.

Hai nhóm Mid và Small Cap sàn HOSE vẫn giữ được tương quan tích cực, cụ thể là số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm. Tuy nhiên số cổ phiếu giảm giá lại đang tăng lên, có lẽ do VN-Index suy giảm vào cuối phiên sáng.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM vẫn bám trụ trên tham chiếu, nhưng không còn đà tăng như nửa đầu phiên sáng, thậm chí HNX-Index còn đang có xu thế giảm dần. Trên sàn HNX, CEO, PHP, NVB vẫn là những Large Cap giữ được sắc xanh, tuy nhiên THDPVI đã lùi về sát tham chiếu, thậm chí nhiều Large Cap khác còn đổi sang sắc đỏ, ví dụ như IDC, MBS, SHS, PVS, VNR

Tương tự trên UPCoM, VGI đã không còn giữ được sắc xanh vào lúc cuối phiên sáng. Nhiều Large Cap khác của sàn này tiếp tục đứng yên ở tham chiếu, như MML, FOX, MCH, KLB… thậm chí có mã giảm sâu như SNZ. Tuy vậy sàn này vẫn có những Large Cap tăng ổn định như OIL, VEF, VGT, VTP… qua đó giúp chỉ số đạt mức tăng khá nhất so với 2 chỉ số chính 2 sàn niêm yết.

10h30: Large Cap ngân hàng giảm khiến VN-Index giằng co quanh tham chiếu, cổ phiếu xây dựng nổi sóng

VN-Index chưa thoát được trạng thái giằng co ngay tại tham chiếu trong nửa đầu phiên sáng nay, chủ yếu do Large Cap phân hóa mạnh, nhất là bên ngân hàng. Ngược lại, Mid và Small Cap sàn HOSE vẫn tiếp tục có diễn biến tích cực. Không chỉ vậy, chỉ số chính 2 sàn HNX và UPCoM cũng tiếp tục tăng điểm.

Cổ phiếu nhóm ngành xây dựng đang nổi sóng, không chỉ ở HOSE mà còn ở 2 sàn còn lại. Nhóm này đang có rất nhiều mã tăng giá hơn 5% như C4G, LLM, SJG, CEE, CIG, LGC, ROS, C92, TGG, HUT, MCO, SDU, VC9, SD7, L12, VE3HBC cũng đang tăng giá gần 5% với tham vọng khủng sau 10 năm nữa. Tuy nhiên có 3 mã giảm giá đáng tiếc lúc này là CTR, PC1CTD.

Trong 10 nhóm vốn hóa lớn của sàn HOSE, ngân hàng thay vì tích cực, hiện đã chuyển qua phân hóa rõ rệt. Ngược lại, BĐS quay lại với sắc xanh, còn xây dựng thì đang có rất nhiều mã tăng giá mạnh. Các nhóm khác cũng có diễn biến tích cực bao gồm chứng khoán, sắt thép, bán lẻ, dầu khí…

Hiện tại VCBBID vẫn giảm giá, mức giảm tương tự đầu phiên. Tuy nhiên nhóm ngân hàng trên sàn HOSE đang có diễn biến xấu đi, quân đỏ tăng lên đến 8 mã, so với 7 mã xanh. Các mã tăng từ đầu phiên như TCB, ACB, SHB… thì hiện vẫn duy trì trạng thái như vậy, nhưng rõ ràng mức tăng đang khá yếu. Dù vậy, nếu tính cả 2 sàn còn lại, thì nhóm này vẫn được coi là tích cực, với 14 mã tăng giá và 9 giảm giá.

VRE đã giảm giá hơn 1%, và như vậy cả 3 “cự đầu nhà Vin” đều giảm giá. Tuy nhiên nhóm BĐS, nhất là tên tuổi tầm trung sàn HOSE đang quay lại ngày càng nhiều với sắc xanh, nhất là bên BĐS công nghiệp, trong đó có những cái tên nổi bật như BCM, TID, LHG, NTC, BII… Ở bên BĐS dân dụng, số mã giảm giá đang ngày càng ít, cổ phiếu hồi ngày một nhiều dù chưa đến mức có thể gọi là tăng mạnh.

Chỉ số Upcom tăng không nghỉ từ đầu phiên sáng đến lúc này, với lực đẩy trong phiên từ VEF, VEA và sự duy trì tích cực từ nhiều largecap khác, trong đó có cổ phiếu nhà Viettel, OIL, BSR, MSR, VGT

Sáng nay tiếp tục có không ít doanh nghiệp tổ chức ĐHCĐ, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Becamex (BCM) và Masan (MSN). Cổ phiếu BCM hiện tăng giá hơn 5%, nổi bật trong nhóm BĐS công nghiệp. Lưu ý rằng BCM không chịu ảnh hưởng gì trong đợt index lao dốc thê thảm vừa qua. Ngược lại, cổ phiếu MSN vẫn đang giằng con bên tham chiếu, lúc xanh lúc đỏ. Không chỉ vậy, trong nhóm cổ phiếu nhà Masan chỉ có TCBMSR tăng giá, MCH tiếp tục dò đáy 6 tháng, còn MML chưa có lô nào được khớp trong phiên sáng này.

Mở cửa: Large Cap kéo VN-Index giảm nhẹ, 2 sàn còn lại vẫn tăng

VN-Index mở cửa giảm nhẹ hơn 1.5 điểm với khá nhiều sắc đỏ phủ lên các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu. Tuy nhiên 2 chỉ số hai sàn còn lại tăng nhẹ. VN-Index đã tăng điểm trong 2 phiên trước, nhưng toàn là được kéo trong những phút cuối phiên chiều, do đó sắc đỏ sáng nay không có gì bất ngờ, và có lẽ cũng không hẳn là tín hiệu xấu, có lẽ chỉ là phản ánh sự lưỡng lự của nhà đầu tư.

Trên sàn HOSE đầu phiên sáng, ngân hàng, chứng khoán, sắt thép, bán lẻ đang là những nhóm có nhiều cổ phiếu tăng giá, còn BĐS, thực phẩm, dầu khi – xăng dầu thì đang phân hóa khá rõ. Nếu thu hẹp về cổ phiếu vốn hóa lớn (Large Cap) thì số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn một chút so với số tăng giá, trong đó có những cái tên giảm khá sâu như SAB, GAS, GVR, TCB… Ngược lại, ở 2 nhóm Mid và Small Cap thì số cổ phiếu tăng giá lại nhiều hơn hẳn số giảm giá, trong đó ở Mid Cap có những sắc xanh nổi bật như VSH, HBC, DXS, ITA..

Nhóm VN30 có 19 mã giảm giá ngay từ đầu phiên sáng, gấp đôi số tăng giá, tuy nhiên mức giảm giá nói chung loanh quanh 1-1.5%, trừ số ít như SAB, GAS đang giảm hơn 2%. Một số mã lớn tiếp tục dò đáy như VHM, VJC, VIC…, 1 số khác lại có vẻ muốn rơi trở lại sau khi hồi 2 phiên trước như ACB, BIDPNJ, TCBMWG đang là những cổ phiếu xanh nhất nhóm này, nhưng mức tăng giá cũng không lớn.

VCB bất ngờ giảm gần 2% ngay sau ATO, và cho dù nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có nhiều sắc xanh. Ở các ngân hàng có gốc nhà nước khác, cũng chỉ có BID là giảm nhẹ. 1 số ngân hàng khác giảm ngay từ ATO, nhưng sau đó đang có tín hiệu đổi màu như ACB, TCB

Nhóm BĐS nhà ở phủ nhiều sắc đỏ ngay từ ATO, nhưng mức giảm không hề lớn, ngoại trừ mấy đại gia top đầu như VIC hay VHM. VRE thậm chí tăng giá nhẹ dù có thông tin suy giảm lợi nhuận quý 1 năm nay. Những tên tuổi tầm trung đa phần giảm giá dưới 1%, ngoại trừ 1 số mã như CEO, D2D, DXS

Chỉ số HNX-Index xanh ngay từ sớm trước khi HOSE mở cửa, thậm chí khi VN-Index đỏ sau ATO, thì chỉ số chính sàn HNX này thậm chí còn tăng tiếp lên hơn 1%, với sự trợ giúp từ những largecap như IDC, PHP, PVI, CEO

Tương tự, chỉ số Upcomindex cũng đang tăng điểm thấy rõ trong vài chục phút đầu phiên sáng, bất chấp sắc đỏ bên HOSE. Trên UPCoM, 2 cổ phiếu nhà Viettel là VGIVTP đang tăng hơn 4%, và 1 số Large Cap khác đang tăng cũng tích cực như OIL, VEF, VGT, BSR… hỗ trợ thúc đẩy chỉ số.

SAB giảm giá hơn 2% ngay từ khi mở cửa, với chỉ 2 deal được khớp. Hiện tại bước giá đặt mua – bán cổ phiếu này đang có gap lớn, do đó mức giá mở cửa có thể sẽ thay đổi lớn trong những phút tới.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 28/04/2022: Dòng tiền suy yếu, VN-Index khó giữ đà hồi phục mạnh (27/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 28/04/2022: Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng (27/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 28/04/2022: Tâm lý thận trọng gia tăng (27/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 27/04: Thanh khoản HOSE thấp nhất kể từ tháng 1 (27/04/2022)

>   Vietstock Daily 27/04/2022: Hồi phục ngắn hạn (26/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 27/04/2022: Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định (26/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 27/04/2022: CPDR2202 và CPDR2201 đang được định giá hấp dẫn (26/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 26/04: Bật tăng hơn 30 điểm, khối ngoại tiếp tục “gom hàng” (26/04/2022)

>   Vietstock Daily 26/04/2022: Vùng 1,200-1,225 điểm sẽ là hỗ trợ kế tiếp (25/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 26/04/2022: Tâm lý bi quan bao trùm (25/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật