Thứ Tư, 27/04/2022 15:08

Nhịp đập Thị trường 27/04: Thanh khoản HOSE thấp nhất kể từ tháng 1

Kết thúc phiên ATC, VN-Index mở rộng mức tăng lên 12.43 điểm, khép lại một ngày giao dịch đầy biến động. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường ở mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng.

Giá trị giao dịch tại HOSE chỉ đạt 14.5 ngàn tỷ đồng, thấp nhất kể từ ngày 27/01.

Tất cả các nhóm ngành đều kết phiên tích cực hơn so với đầu giờ sáng, đặc biệt là ngân hàng – chứng khoán – bất động sản.

Nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 đảo chiều từ đỏ sang xanh, nổi bật có MSN, GVR, HDB, VCB, MBB,…

14h30: Đảo chiều mạnh trên nền thanh khoản thấp

Thị trường đảo chiều đột ngột về cuối phiên chiều. Tính đến 14h27, VN-Index đã tăng 13.64 điểm và VN30-Index tiến hơn 10 điểm.

Hầu hết các nhóm ngành đều chuyển màu đỏ sang xanh trong ít phút. Cổ phiếu ngân hàng tăng giá đồng loạt, chỉ còn 3 mã giảm giá nhẹ tính đến 14h38 là BAB, EIB, TPB.

Ngành chứng khoán cũng đảo chiều mạnh mẽ. Mặc dù các cổ phiếu đầu ngành có sự hồi phục dè dặt, nhóm cổ phiếu nhỏ hơn có mức tăng ấn tượng, có thể kể đến ORS (+7%), PSI (+4.5%), VIG (+5%),...

Trong khi đó, cổ phiếu thủy sản tím trần đồng loạt sau chuỗi nhiều phiên giảm sàn.

14h: Mức giảm điểm của VN-Index co lại 

Mức giảm điểm của VN-Index co lại trong phiên chiều nhưng giới giao dịch tỏ ra e dè trong việc đặt lệnh. Sự hồi phục trên nền thanh khoản thấp đặt dấu hỏi về tính bền vững của các mức biến động cổ phiếu trong phiên hôm nay.

Một nhóm cổ phiếu ngành xây dựng tỏa sáng trong phiên chiều. Trong đó, nổi bật là mức tăng kịch trần của HBC, ROS, PXS. Trong khi đó, HPG (+1.7%) vẫn là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index tính đến 13h52.

Mức giảm của VN-Index đã co hẹp tính đến giữa phiên chiều. Xét trên độ rộng thị trường thì đã nghiêng về chiều tích cực với số mã tăng (537 mã) nhiều hơn so với số mã giảm (322 mã). Tuy nhiên, việc nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu vẫn gây áp lực lớn lên tổng thể thị trường. Chỉ số VN30-Index hiện vẫn đang giảm 22.8 điểm.

Một số nhóm ngành vốn hóa nhỏ có sự đảo chiều ấn tượng như nông-lâm-ngư và sản phẩm cao su. Các mã tăng đại diện cho ngành có HAG, HNGDRC.

Mức giảm của nhóm “họ Vin” hạ nhiệt trong phiên chiều, qua đó nới lỏng vòng vây đối với khả năng tăng điểm của chỉ số VN-Index.

Thanh khoản thị trường tính đến 14h ở mức rất thấp. Giá trị giao dịch tại HOSE chỉ đạt gần 10.8 ngàn tỷ đồng trong khi tại HNX là 1.05 ngàn tỷ đồng. Dường như chẳng ai muốn mạo hiểm giao dịch giữa bối cảnh có nhiều yếu tố bất định đang chờ đợi, từ vĩ mô quốc tế đến những câu chuyện trong nước.

Tính đến 14h04, VN-Index chỉ còn giảm 9.32 điểm, VN30-Index mất 15.2 điểm.

11h30: VN-Index tiếp tục mất thêm điểm về cuối phiên sáng

Chỉ số này kết thời điểm 11h30 với mức giảm 21.23 điểm (-1.58%). Sắc đỏ bao trùm VN30 với 28 mã cổ phiếu giảm giá.

Thủy sản là ngành nổi bật trong sáng nay với việc hàng loạt cổ phiếu tăng trần và cận trần, gồm ACL, ABT, AAM, IDI, CMX. Tuy nhiên, mức vốn hóa nhỏ của ngành này là không đủ để chống đỡ cho thị trường.

Các ngành liên quan đến tài chính như bộ ba bất động sản – ngân hàng – chứng khoán đều giảm điểm mạnh. Dù vậy, tâm lý không quá tiêu cực như các phiên trước đó, khi thị trường gần như không chứng kiến pha giảm sàn nào trong các nhóm ngành này vào sáng nay.

Trong khi đó, lượng bán ròng của khối ngoại trên toàn thị trường tiếp tục gia tăng lên mức gần 340 tỷ đồng đến kết phiên sáng.

Đáng chú ý trong nhóm VN30 (giảm 27.88 điểm, tương ứng -2%), đỏ là màu sắc chủ đạo. Các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành bán lẻ, tiêu dùng (MWG, PNJ, MSN) hay tiện ích, năng lượng (GAS, POW, PLX) đều giảm đáng kể. Duy nhất hai mã thuộc VN30 tăng giá là HPG (+0.2%) và CTG (+1.3%).

10h30: Thanh khoản heo hút, khối ngoại bán ròng 

Ngành bất động sản vẫn là tội đồ của thị trường trong sáng nay, trước áp lực của nhóm cổ phiếu “họ Vin”. Trong khi đó, động thái bán ròng của khối ngoại sau chuỗi ngày mua ròng liên tục là chuyển biến đáng chú ý.

Tính đến 10h32, bất động sản là ngành tạo áp lực lớn nhất lên VN-Index, lấy đi 6.17 điểm từ chỉ số. Trong đó, nhóm cổ phiếu “họ Vin” đồng loạt sụt mạnh, bao gồm VIC (-3.6%), VHM (-2.3%), VRE (-3.1%).

Sau chuỗi ngày giảm sàn liên tục thì cổ phiếu thủy sản đã lấy lại được sắc xanh, từ mã đầu ngành VHC (+2.8%) cho đến các cổ phiếu vốn hóa thấp hơn như ANV (+2.7%), ACL (+3%), AAM (+6.8%).

Tổng thể thị trường không có chuyển biến khởi sắc so với đầu giờ sáng. Thanh khoản phiên hôm nay nhiều khả năng cũng ở mức trung bình các phiên trước.

Tính đến 10h35, giá trị giao dịch tại HOSE đạt 5.4 ngàn tỷ đồng, và tại HNX xấp xỉ 590 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong sáng nay là việc nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 225 tỷ đồng (tính đến 10h38) trên toàn thị trường, sau gần hai tuần mua ròng liên tục. Lực bán ròng của khối ngoại lan tỏa đều khắp nhiều cổ phiếu chứ không tập trung giao dịch lớn tại mã riêng lẻ nào.

Mở cửa: Ngân hàng và bất động sản đè nặng thị trường 

Những biến động thăng giáng liên tục diễn ra ngay đầu phiên hôm nay, tuy nhiên, tất cả diễn ra ở vùng giá đỏ sâu dưới mức tham chiếu.

Thị trường khởi đầu với sắc đỏ. VN-Index rớt 21.5 điểm (-1.6%), VN30-Index giảm 24.6 điểm (-1.76%), HNX-Index đi lùi 0.5 điểm.

Số lượng mã tăng và giảm tuy không quá chênh lệch nhưng thị trường lún sâu bởi vì các cổ phiếu vốn hóa lớn bị rớt giá. Hai ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất tại HOSE là ngân hàng và bất động sản khá tiêu cực. Một số mã giảm giá đáng chú ý có VCB, VPB, TPB, HDB hay nhóm “họ vin” VIC, VHM, VRE.

Hầu hết các ngành đều đang mất điểm, kể cả ngành mang tính phòng thủ như tiện ích năng lượng, do ảnh hưởng tiêu cực từ cổ phiếu GAS (-2.75%).

Tài nguyên cơ bản là ngành đóng góp tích cực nhất cho chỉ số tính đến 9h27, nhờ sắc xanh của HPG (+1.2%).

Đến 9h27, VN-Index chỉ còn đánh rơi 16 điểm.

Những biến động liên hồi trong phiên cho thấy trạng thái tâm lý không ổn định của thị trường, nhất là khi đêm qua (theo giờ Việt Nam) thì chứng khoán Mỹ trải qua một phiên giao dịch “đẫm máu”. Giới quan sát không thể mong tâm lý giới giao dịch có thể cởi bỏ sức nặng nhanh chóng sau một chuỗi giảm điểm dài.

Tính đến nay trong tháng 4/2022, VN-Index đã giảm trên 11%, đồng nghĩa rằng chỉ số này đã bước qua ngưỡng điều chỉnh. Câu hỏi lúc này là liệu thị trường có bước vào ngưỡng thị trường con gấu (giảm 20%) hay không?

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 27/04/2022: Hồi phục ngắn hạn (26/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 27/04/2022: Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định (26/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 27/04/2022: CPDR2202 và CPDR2201 đang được định giá hấp dẫn (26/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 26/04: Bật tăng hơn 30 điểm, khối ngoại tiếp tục “gom hàng” (26/04/2022)

>   Vietstock Daily 26/04/2022: Vùng 1,200-1,225 điểm sẽ là hỗ trợ kế tiếp (25/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 26/04/2022: Tâm lý bi quan bao trùm (25/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 26/04/2022: Phe Short thắng thế (25/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 25/04: Cổ phiếu giảm sàn la liệt (25/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 25-29/04/2022: Triển vọng ngắn hạn sẽ cải thiện? (24/04/2022)

>   Vietstock Weekly 25-29/04/2022: Xu hướng tăng có thể bị đảo ngược (24/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật