Thứ Ba, 15/03/2022 11:02

Rủi ro cho nhà xuất khẩu Việt Nam nhìn từ thương vụ 100 container điều sang Ý

Nếu chưa tìm hiểu kỹ, không nắm được các quy định quốc tế, mà chọn phương thức thanh toán dễ dàng… nhà xuất khẩu sẽ khó kiểm soát thương vụ và dễ bị đối tác lừa khi kinh doanh quốc tế.

* Trách nhiệm của ngân hàng trong vụ nghi lừa đảo 100 container điều

* Vụ 5 ngân hàng liên quan rủi ro xuất khẩu điều sang Italia: Muốn đòi hàng phải có trát của tòa?

Theo Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), hiện nay có bốn hình thức thanh toán quốc tế cơ bản trong xuất nhập khẩu:

Một là phương thức ghi sổ (Open Account), nhà xuất khẩu sẽ mở tài khoản ghi nợ những khoản bao gồm tiền hàng và dich vụ đã cung cấp cho nhà nhập khẩu, quyết định thời hạn định kỳ thanh toán lệ phí phát sinh bằng tiền hoặc bằng séc. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo chỉ định, theo từng thời điểm đã thỏa thuận thanh toán của nhà nhập khẩu gửi cho nhà xuất khẩu. Trong phương thức ghi sổ, nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) còn nhà nhập khẩu không mở sổ song song. Trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán.

Hai là phương thức nhờ thu (Collection), hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền từ ngân hàng của nhà nhập khẩu. Phương pháp nhờ thu này thực hiện theo quy tắc URC 522 của Phòng Thương mại quốc tế, đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất - nhập khẩu.

Ba là phương thức nhờ thu (D/A) trả tiền đổi chứng từ. Nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Nếu hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó hàng hóa có thể được chuyển giao cho nhà nhập khẩu trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

Bốn là phương thức Thư tín dụng (Letter of credit, L/C). L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành, cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Đây là phương pháp người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu.

Từ phương pháp thanh toán sẽ quyết định hình thức thanh toán trong các thương vụ mua bán xuất nhập khẩu. Hai bên mua - bán sẽ biết được thời gian, cách thức thanh toán, hạn chế rủi ro, khác biệt ngôn ngữ, phong tục, pháp luật và tập quán thương mại theo từng vùng miền, đảm bảo tính chặt chẽ trong quan hệ mua bán và cũng là căn cứ truy xét trách nghiệm khi xảy ra tranh chấp.

Theo thông tin phản ánh từ báo chí có thể thấy, trong vụ xuất khẩu 100 container điều sang Ý, hai bên đã dùng phương thức thanh toán nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment D/P).

Phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu, do ngân hàng bên nhà xuất khẩu đã khống chế được chứng từ và hàng hóa, người nhập khẩu muốn có hàng phải thanh toán tiền cho ngân hàng bên đầu xuất. Tuy nhiên, phương thức này vẫn tiềm ẩn rủi do vì đơn vị xuất khẩu phải tốn thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.

Các phương thức thanh toán nêu trên đều đã được quy định trong thương mại quốc tế, trong từng giai đoạn, đơn vị xuất khẩu sẽ kiểm soát được và có thể thay đổi phương thức khi mức độ tin cậy tăng lên từ việc khách hàng có làm ăn thường xuyên và uy tín. Còn nếu xuất khẩu mà chưa tìm hiểu kỹ, chọn phương thức thanh toán dễ dàng thì sẽ khó kiểm soát và rất dễ bị đối tác lừa.

Theo thông lệ quốc tế thì hãng tàu chỉ là đơn vị trung gian vận chuyển hàng hóa và sẽ giao hàng cho đơn vị nào có bộ chứng từ gốc. Trường hợp xấu nhất, nếu có một tổ chức thứ ba nào đó có được bộ chứng từ gốc này và nhận hàng thì thiệt hại sẽ là rất lớn.

Do đó, để tránh rủi ro, trong vụ 100 container điều, chủ hàng nên ủy quyền cho luật sư tại Ý làm việc với các bên có liên quan, giữa người mua, ngân hàng và cảnh sát Ý khi đã có đơn tố giác hành vi lừa đảo này. Cần kết hợp cùng Đại Sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Ý để cùng giải quyết vấn đề. Cách tốt nhất là lấy lại hàng và bán cho bên thứ ba nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Tham khảo ý kiến từ một công ty xuất nhập khẩu tại Bình Dương, đại diện Công ty cho biết trên nguyên tắc, nếu ai có bộ chứng từ gốc trong tay thì người đó được phép làm thủ tục hải quan và lấy hàng. Tuy nhiên hiện nay, ai đang giữ bộ chứng từ gốc vẫn còn là ẩn số và rủi ro của nhà xuất khẩu là mất trắng hàng, không thu được tiền, chưa kể các chi phí phát sinh đi kèm.

Hiện nay, với các container điều, phía Việt Nam đã nhờ bên hãng tàu giữ hàng lại tại cảng, khi nào khách hàng thực sự của họ nhận được bộ chứng từ gốc mới cho lấy hàng. Vấn đề là khi nào mới tìm được bộ chứng từ gốc và chí phí lưu container tại cảng sẽ rất cao, trong khi đây là hàng hóa nông sản, có hạn sử dụng, nếu để quá lâu sẽ bị hư hỏng.

Chiều 8/3, Hiệp hội điều Việt Nam có công văn hỏa tốc số 19/2022/TM-HHĐ gửi Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Ý cùng các bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến rủi ro 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý, trị giá gần 1,000 tỷ đồng.

Toàn bộ lô hàng 100 container trên có điểm đến là Cảng Genoa, Cảng LA Spezia và do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM, ONE vận chuyển.

Theo thông tin được ghi nhận, quá trình gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ 5 ngân hàng Việt Nam tới đầu mối ngân hàng bên mua tại Ý thì được hướng dẫn đến một đầu mối ngân hàng khác tại Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, đã có sự thay đổi về số SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu).

Tuy nhiên, sau khi ngân hàng bên mua nhận được bộ chứng từ, họ đã thông báo người mua không phải khách hàng của họ và đã trả lại bộ chứng từ trên, nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào; đồng thời, cũng không cung cấp số vận đơn, không trả lời cho 5 ngân hàng Việt Nam, dù các ngân hàng tại Việt Nam đã cố gắng liên hệ rất nhiều lần.

Khi các ngân hàng Việt Nam liên hệ với đầu mối ngân hàng bên mua tại Ý thì được thông báo rằng, họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng là các bản copy, không phải bản gốc.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp vận tải "khó thở" khi xăng dầu liên tục tăng giá (15/03/2022)

>   Hôm nay mở cửa du lịch: Hàng không sẵn sàng, nhưng vẫn phải chờ (15/03/2022)

>   TP.HCM có hoãn việc thu phí hạ tầng cảng biển lần 3? (14/03/2022)

>   Sài Gòn loay hoay: Cần 800 nghìn tỷ nhưng chỉ có 142 nghìn tỷ (14/03/2022)

>   Cước vận tải tăng 10% - 30% (14/03/2022)

>   Kit xét nghiệm của Việt Á giờ ở đâu? (14/03/2022)

>   Doanh nghiệp vận tải đua nhau tăng giá (14/03/2022)

>   Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị bắt (11/03/2022)

>   Sức ép giá 'đè' lên dự án đầu tư công (11/03/2022)

>   Doanh nghiệp không thể tiếp tục 'gồng mình' giữ giá, hàng hóa thiết lập mặt bằng giá cả mới? (11/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật