Chủ Nhật, 06/03/2022 18:54

Hãng dầu khí Shell bị chỉ trích vì mua dầu thô từ Nga

Shell – tập đoàn dầu khí lớn nhất châu Âu – đã mua một lô hàng dầu thô của Nga ở mức chiết khấu kỷ lục. Tuy nhiên, quyết định mua dầu từ Nga khiến ông lớn dầu khí này vấp phải nhiều chỉ trích, nhất là từ Ukraine.

Trong ngày 04/02, Công ty đã mua dầu từ Nga với giá thấp hơn giá dầu Brent khoảng 28.5 USD/thùng, qua đó giúp tiết kiệm hàng triệu bảng Anh vào thời điểm giá dầu toàn cầu đang tăng mạnh. Trong hàng loạt bài đăng trên Twitter, Công ty cho biết họ mua dầu từ Nga để duy trì việc chuyển giao nhiên liệu cho khách hàng và Shell sẽ giảm mua dầu từ Nga khi các nguồn dầu thô thay thế sẵn có.

Đây là đợt mua dầu đầu tiên của Shell với Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine. Mặc dù thương vụ không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, nhưng đã vấp phải những ý kiến chỉ trích từ Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.

Sau khi nhận hàng loạt chỉ trích, Shell cho biết đây là quyết định "khó khăn" nhưng cần thiết. “Nếu không có nguồn cung cấp dầu thô liên tục cho các nhà máy lọc dầu, ngành công nghiệp năng lượng không thể đảm bảo tiếp tục cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người dân trên khắp châu Âu trong những tuần tới. Lượng dầu từ các nguồn thay thế sẽ không đến kịp thời để tránh làm gián đoạn nguồn cung thị trường”, Shell cho biết.

Đại diện hãng bày tỏ sự thấu hiểu với phản ứng của các bên liên quan, đồng thời cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi không xem nhẹ quyết định này".

Shell cho biết sẽ trích bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ số lượng dầu mà hãng mua của Nga vào một quỹ chuyên dụng. Cùng với các cơ quan viện trợ, hãng sẽ xác định những khoản tiền đó được sử dụng vào đâu là tốt nhất, nhằm giảm bớt khó khăn mà người dân Ukraine phải gánh chịu.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chọn các nguồn cung thay thế cho dầu của Nga khi nào có thể, nhưng điều này không thể diễn ra một sớm một chiều, vì dầu của Nga chiếm tỷ trọng cao trong nguồn cung toàn cầu”, Shell cho biết. “Chúng tôi đã tích cực trao đổi với các Chính phủ và làm theo các chỉ dẫn của họ về vấn đề đảm bảo nguồn cung”.

Nhận định trên cho thấy tình huống khó khăn mà những quốc gia châu Âu cũng như những người mua năng lượng trên thế giới đang phải đối mặt. Họ cần phải tìm giải pháp khi có thể mất đi nguồn cung từ một trong những nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế thế giới.

Trước đó, vào ngày 28/02, Shell đã tuyên bố sẽ rút lui tất cả các hoạt động với Gazprom - tập đoàn năng lượng khổng lồ do nhà nước Nga hậu thuẫn. Hãng sẽ bán 27.6% cổ phần của mình trong nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sakhalin 2 tại Nga. Shell cũng từ bỏ từ 50% cổ phần của hãng trong Công ty Phát triển Dầu khí Salym và liên doanh năng lượng Gydan, vốn được sở hữu và điều hành bởi Gazprom. Tính đến cuối năm 2021, Shell có khoảng 3 tỷ USD tài sản dài hạn trong các dự án liên doanh ở Nga. 

Vũ Hạo (Theo Bloomberg, Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Thế giới đang trên bờ vực của cuộc khủng hoảng năng lượng? (05/03/2022)

>   Giảm thuế môi trường 1.000 đồng/lít đối với xăng là quá ít? (05/03/2022)

>   Dầu vọt 7% khi xung đột tại Ukraine tiếp tục leo thang (05/03/2022)

>   Lý do các nước vùng Vịnh từ chối tăng sản lượng dầu trước sức ép phương Tây (04/03/2022)

>   JPMorgan: Giá dầu có thể lên 185 USD/thùng nếu nguồn cung từ Nga bị gián đoạn (04/03/2022)

>   Vì sao cuộc khủng hoảng giá dầu không sớm kết thúc (04/03/2022)

>   Bộ Công Thương cam kết đủ xăng dầu đến hết tháng 3 (04/03/2022)

>   Dầu lên cao nhất kể từ năm 2008 trước khi đảo chiều giảm (04/03/2022)

>   Công ty điều hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bác tin đồn phá sản (03/03/2022)

>   Báo cáo Hàng hóa tháng 03/2022 (Kỳ 1): Dầu WTI đã sẵn sàng hướng tới vùng 145-150 USD/thùng (07/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật