Thứ Bảy, 05/03/2022 20:00

Thế giới đang trên bờ vực của cuộc khủng hoảng năng lượng?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn thị trường năng lượng, thậm chí là gây khủng hoảng dầu mỏ như thời thập niên 70, Daniel Yergin, Phó Chủ tịch tại IHS Markit, cho hay.

Nga là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh đối với hệ thống tài chính của Nga đã gây ra phản ứng dữ dội từ các ngân hàng, người mua và chủ hàng đối với dầu thô từ Nga.

Ông Yergin cho biết mặc dù lĩnh vực năng lượng Nga chưa bị áp lệnh trừng phạt, nhưng nguồn cung dầu mà Nga cung ứng cho thị trường có thể bị giảm mạnh. Quốc gia này xuất khẩu 7.5 triệu thùng dầu và sản phẩm tinh chế mỗi ngày, ông nói.

“Đây sẽ là đợt gián đoạn rất lớn về phương diện logistics và mọi người sẽ tranh nhau mua dầu”, Ông Yergin cho biết. “Đây là cuộc khủng hoảng nguồn cung, khủng hoảng logistics và khủng hoảng thanh toán. Cuộc khủng hoảng này có thể còn vượt cả thập niên 70”.

Ông lưu ý rằng các thành viên của NATO nhận 50% lượng dầu xuất khẩu từ Nga. “Phần nhập khẩu đó sẽ bị gián đoạn”, ông nói.

Tâm lý cảnh giác đối với dầu mỏ của Nga

Vị chuyên gia này cho biết hiện những người mau đang thực hiện biện pháp trừng phạt “không chính thức” với dầu từ Nga. Những người mua đang cảnh giác vwois dầu của Nga vì sự phản đối từ các ngân hàng, cảng biển và công ty vận chuyển – họ không muốn vi phạm các lệnh trừng phạt. JPMorgan ước tính khoảng 66% dầu của Nga đang gặp khó khăn trong quá trình tìm người mua và giá dầu thô có thể chạm mốc 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu nguồn cung dầu của Nga bị gián đoạn.

“Đây có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập và cuộc cách mạng Iran vào những năm 1970”, ông cho biết. Cả hai sự kiện đều là những cú sốc dầu lớn trong thập kỷ đó.

Năm 1973, các nhà sản xuất dầu Trung Đông cắt nguồn cung từ Mỹ và các nước phương Tây khác để trả đũa việc đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm đó. Dầu ngay lập tức bị thiếu hụt, và người Mỹ xếp hàng dài tại các trạm xăng để mua xăng với giá tăng vọt. Cú sốc khác là kết quả của cuộc cách mạng Iran 1978 - 1979, dẫn đến việc lật đổ sự cai trị của Shah.

Các ông lớn dầu mỏ như BP và Exxon Mobil cho biết họ đang rút khỏi các liên doanh với Nga. Giá dầu thô Ural của Nga rớt mạnh so với dầu Brent.

“Trước đây, chúng tôi chưa từng thấy vấn đề về danh tiếng lớn như thế này. Hiện nay, các công ty không muốn làm ăn với Nga”, ông Yergin nói. Các công ty dầu mỏ đang từ bỏ các khoản đầu tư lớn vốn đã mất nhiều năm để phát triển. “Hiện nay Nga đang dần mất kết nối với nền kinh tế toàn cầu”, ông nói.

Vị chuyên gia này cho biết tình trạng gián đoạn diễn ra khi thị trường dầu đang thiếu hụt nguồn cung. Trong ngày 02/03, OPEC+, liên minh giữa OPEC, Nga và các nước khác, quyết định sẽ giữ nguyên mức tăng sản lượng, khoảng 400,000 thùng/ngày mỗi tháng.

Trong khi đó, châu Âu cũng đang chứng kiến giá khí thiên nhiên tăng vọt vì nước này là khách hàng lớn nhất của dầu và khí gas từ Nga.

Giá dầu Brent đã giao dịch trên 116 USD/thùng vào thứ Năm (3/3) trước khi điều chỉnh trở lại trong bối cảnh suy đoán rằng Iran có thể tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân. Điều đó có thể đưa 1 triệu thùng dầu Iran trở lại thị trường.

Các chuyên viên phân tích cho biết thật khó để biết được dầu của Nga sẽ bị tác động tới mức nào. Nhà Trắng cho biết phương án trừng phạt lĩnh vực năng lượng của Nga vẫn đang được xem xét. Bank of America đã ước tính, cứ mỗi triệu thùng bị mất khỏi thị trường, giá dầu Brent có thể tăng thêm 20 USD/thùng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giảm thuế môi trường 1.000 đồng/lít đối với xăng là quá ít? (05/03/2022)

>   Dầu vọt 7% khi xung đột tại Ukraine tiếp tục leo thang (05/03/2022)

>   Lý do các nước vùng Vịnh từ chối tăng sản lượng dầu trước sức ép phương Tây (04/03/2022)

>   JPMorgan: Giá dầu có thể lên 185 USD/thùng nếu nguồn cung từ Nga bị gián đoạn (04/03/2022)

>   Vì sao cuộc khủng hoảng giá dầu không sớm kết thúc (04/03/2022)

>   Bộ Công Thương cam kết đủ xăng dầu đến hết tháng 3 (04/03/2022)

>   Dầu lên cao nhất kể từ năm 2008 trước khi đảo chiều giảm (04/03/2022)

>   Công ty điều hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bác tin đồn phá sản (03/03/2022)

>   Báo cáo Hàng hóa tháng 03/2022 (Kỳ 1): Dầu WTI đã sẵn sàng hướng tới vùng 145-150 USD/thùng (07/03/2022)

>   Bộ Công an bắt 200 tấn dầu lậu trên sông Sài Gòn (03/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật