Thứ Năm, 24/03/2022 11:52

Công ty con của BSR bị ngân hàng kiện vì khoản vay quá hạn hơn ngàn tỷ

CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất kiểm toán năm 2021 với loạt ý kiến nhấn mạnh các vấn đề của đơn vị kiểm toán về việc cổ phần hóa, phân bổ chi phí và công ty con của BSR bị một số Ngân hàng khởi kiện.

Đáng chú ý, kiểm toán đưa ra ý kiến nhấn mạnh về việc công ty con của BSR bị một số ngân hàng khởi kiện. Trong năm 2021, một số ngân hàng đã khởi kiện CTCP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (Công ty con của BSR) lên Tòa án Nhân dân TP Quảng Ngãi liên quan đến các khoản vay quá hạn thanh toán và biện pháp thu hồi nợ, lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng Nhà máy sinh học Dung Quất với tổng giá trị nợ gốc và lãi vay gần 1,372 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2021, giá trị ghi sổ còn lại của toàn bộ tài sản cố định hữu hình dùng làm thế chấp cho các khoản vay trên gần 1,218 tỷ đồng. Đến ngày lập BCTC hợp nhất 2021, Tòa án Nhân dân TP Quảng Ngãi đang trong quá trình thực hiện các thủ tục chuẩn bị xét xử vụ kiện này.

Cụ thể, như trình bày tại thuyết minh số 1 trên báo cáo tài chính, BSR trước đây là Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn. Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình thành CTCP theo Quyết định ngày 08/12/2017. BSR hoàn thành bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào ngày 17/01/2018 và chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM. Sau đó, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 01/07/2018 với vốn điều lệ hơn 31 tỷ đồng.

Kiểm toán cho rằng tại ngày lập BCTC hợp nhất 2021, các cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện kiểm tra và phê duyệt quyết toán cổ phần tại thời điểm Công ty chính thức chuyển thành CTCP.

Ngoài ra, trong năm 2021, Công ty đã thay đổi thời gian phân bổ chi phí bảo dưỡng tổng thể lần 4 (TA4). Theo đó, thời gian phân bổ chi phí bảo dưỡng tổng thể thay đổi từ 36 tháng thành 15 tháng. So với thời gian phân bổ được Công ty áp dụng năm 2022, chi phí TA4 phân bổ vào kết quả kinh doanh năm 2021 cao hơn khoảng 913 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2021, BSR ghi nhận doanh thu thuần hơn 101 ngàn tỷ đồng, tăng 74% so với thực hiện trong 2020 và vượt 42% kế hoạch. Hầu hết doanh thu đến từ kinh doanh lọc hóa dầu, chiếm 99.8% cơ cấu.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế, lãi ròng đạt trên 6.7 ngàn tỷ đồng (năm 2020 lỗ hơn 2.8 ngàn tỷ đồng). So với kế hoạch lợi nhuận đề ra, BSR đã thực hiện gấp 7.7 lần.

Tình hình kinh doanh của BSR qua các năm

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   BCG: Nghị quyết HĐQT về việc thoái toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas (24/03/2022)

>   YEG: Thông báo hủy ngày ĐKCC chốt DSCĐ để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐTN 2022 tại thông báo số 438/TB-SGDHCM ngày 08/03/2022 (24/03/2022)

>   KDC: Nghị quyết HĐQT về việc bầu cử thay thế Chủ tọa ĐHĐCĐ thường niên 2022 (24/03/2022)

>   KDC: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 (24/03/2022)

>   Đa dạng hệ sinh thái đầu tư, VNDIRECT ước đạt 950 tỷ đồng lợi nhuận trong quý 1 (24/03/2022)

>   DST: Điều lệ được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 (24/03/2022)

>   GKM: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (24/03/2022)

>   DZM: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/03/2022)

>   Cổ phiếu có cú tăng gần 4 lần, DQC đặt mục tiêu kinh doanh 2022 ra sao? (24/03/2022)

>   Ngân hàng đặt kế hoạch đầy lạc quan cho năm 2022 (24/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật