Thứ Tư, 16/03/2022 06:15

Áp thuế mỗi nơi một khác, doanh nghiệp kêu trời

Một chính sách ban hành nhưng cơ quan Thuế mỗi nơi hướng dẫn một kiểu. Hậu quả, nhiều doanh nghiệp phải chịu tổn thất, thay vì được hưởng ưu đãi để phục hồi sau dịch COVID-19…

Áp thuế mỗi nơi một khác, doanh nghiệp kêu trời

Những ngày này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thép phế liệu không biết phải thanh toán cho đối tác ra sao. Chuyện bắt đầu từ một chủ trương đúng (giảm thuế giá trị gia tăng - VAT), nhưng do quy định quá chung dẫn tới Cục Thuế một số địa phương giải thích mặt hàng thép phế liệu được giảm 2% (còn 8%), nhiều nơi khác ra hẳn văn bản hướng dẫn vẫn giữ nguyên thuế VAT 10%.

Điển hình như Cục Thuế Thái Nguyên, Vĩnh Long ban hành văn bản hướng dẫn mặt hàng sắt thép phế liệu được giảm thuế VAT còn 8% tới hết năm nay; trong khi cơ quan thuế Nghệ An, Bắc Ninh… lại hướng dẫn mặt hàng này không được giảm thuế VAT (giữ nguyên 10%).

Điều này dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp khi mua hàng phải chịu thuế VAT (10%), nhưng lúc bán cho khách hàng ở một số địa phương áp dụng mức VAT 8%. Chuyện loay hoay tới mức, để thoát thế khó, một doanh nghiệp tại Nghệ An đã phải làm bản thỏa thuận (với doanh nghiệp giao dịch) có một không hai với nội dung: Hiện, do cách hiểu về thuế VAT chưa đồng nhất nên tạm thời cho bán hàng và chuyển tiền trước. Khi nào Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn lại, doanh nghiệp sẽ hoàn tất hóa đơn và thuế VAT.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp khác không dám kinh doanh (do không thể quyết toán được thuế bởi sự chênh lệch VAT đầu vào và đầu ra), đành nằm im nhìn cơ hội đi qua.

“Chúng tôi chỉ mong có hướng dẫn thống nhất để thực hiện cho đúng. Kể cả không được giảm thuế, nhưng các địa phương áp dụng cùng mức thuế giúp doanh nghiệp có thể ghi hoá đơn và thanh toán hợp đồng. Tránh rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, tới kỳ có thể quyết toán được thuế. Việc mỗi nơi áp một mức thuế khác nhau dẫn tới cuối năm làm thủ tục quyết toán thuế rất rủi ro khi thuế đầu vào và đầu ra khác nhau”, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết.

Cơ quan thuế các địa phương đang hiểu khác nhau về ưu đãi thuế VAT cho mặt hàng sắt thép phế liệu, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

Ngày 15/3, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đã nắm được sự việc và chỉ đạo Tổng cục Thuế xử lý ngay việc này, nhằm hướng dẫn thống nhất quy định.

Trong khi đó, trả lời Tiền Phong, đại diện Tổng cục Thuế thông tin, những mặt hàng nào đang áp dụng thuế VAT mức 10% được ghi trong Phụ lục của Nghị định (15/2022/NĐ-CP của Chính phủ) thì không được giảm thuế; nếu không có tên trong phụ lục sẽ được giảm 2% thuế VAT.

Tuy nhiên, theo Nghị định 15, mặt hàng "kim loại" không thuộc diện được giảm thuế, còn trong phụ lục (hàng không được giảm thuế VAT) không ghi rõ mặt hàng sắt thép phế liệu, nhưng có mục ghi mặt hàng sắt thép chưa được xếp vào mục nào. Do quy định còn khoảng trống, cách hiểu khác nhau dẫn tới thay vì hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng, lại thành rào cản gây khó khăn.

Đình Thắng-Lê Hữu Việt

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Chính phủ thông qua đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu (13/03/2022)

>   Thuế môi trường với xăng dầu góp bao nhiêu tiền cho ngân sách? (12/03/2022)

>   Bộ Tài chính 'chốt' đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 2,000 đồng/lít xăng (10/03/2022)

>   Bộ Công Thương đề nghị giảm thuế môi trường xuống còn 2.000 đồng/lít xăng (10/03/2022)

>   Sửa thuế TNCN sao cho công bằng! (09/03/2022)

>   Thuế VAT và giá xăng (09/03/2022)

>   Giảm thuế môi trường 1.000 đồng/lít đối với xăng là quá ít? (05/03/2022)

>   Thu 118.000 tỷ đồng tiền thuế trong tháng 2 (04/03/2022)

>   Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế 1.000 đồng khi giá xăng gần 27.000 đồng/lít (03/03/2022)

>   Doanh nghiệp “hồi sinh”, thu ngân sách ngành thuế 2 tháng ước đạt 277.000 tỷ (03/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật