Thứ Hai, 28/02/2022 15:17

VNDirect: Điều chỉnh là cơ hội gia tăng cổ phiếu

CTCK VNDirect (VNDS) cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam ít bị tác động trong trung hạn trước xung đột Nga-Ukraine, điều chỉnh là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Dầu khí, thép và phân bón đang là các nhóm ngành hưởng lợi.

Theo báo cáo chuyên đề ngày 28/02, VNDS chỉ ra sau khi sụt giảm mạnh trong phiên ngày 24/02 khi xung đột Nga-Ukraine leo thang chiến tranh, các chỉ số chứng khoán thế giới đều ghi nhận sự phục hồi mạnh trong phiên ngày 25/02. Trong khi đó, giá dầu Brent và giá vàng trên thị trường quốc tế đồng loạt hạ nhiệt với mức giảm lần lượt là 1.2% và 0.8%. Thị trường chứng khoán (TTCK) điều chỉnh là cơ hội tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cho danh mục đầu tư trung hạn.

Thống kê lịch sử cho thấy, chứng khoán (đại diện bởi chỉ số S&P 500) có xác suất và mức độ tăng giá cao nhất trong giai đoạn ba tháng tới một năm sau các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị. Tình hình căng thẳng Nga-Ukraine có thể sớm đạt đỉnh và hạ nhiệt. Bên cạnh đó, tác động trực tiếp của xung đột Nga-Ukraine đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ không lớn. Hiện giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 0.9% tổng giá trị xuất nhập khẩu và hai nước trên cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam.

Dự báo, dầu Brent có thể đạt đỉnh ở vùng giá quanh 105-110 USD/thùng. Sau đó, giá dầu sẽ dần hạ nhiệt và ổn định quanh mức 90 USD/thùng trong một vài tháng tới nhờ nguồn cung bổ sung tiềm năng đến từ Mỹ, Iran và OPEC. Nga hiện là nước xuất khẩu phân đạm, NPK hàng đầu thế giới. Dưới tác động của các lệnh trừng phạt và việc Nga áp dụng hạn ngạch xuất khẩu để phòng vệ, giá phân bón dự kiến tiếp tục leo thang trong năm 2022.

Các ngành dầu khí, phân bón, thép có thể hưởng lợi

“Trong nguy có cơ”, VNDS cho rằng một số ngành được hưởng lợi. Thứ nhất, với mặt bằng giá dầu được dự báo neo cao trong thời gian tới, nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước sẽ không chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn, mà triển vọng dài hạn cũng sẽ được củng cố hơn khi giá dầu cao sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, giúp cải thiện nền tảng cơ bản của ngành.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp ngành thép, phân bón có thể được hưởng lợi từ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, do Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, khiến giá bán neo cao và nhu cầu xuất khẩu gia tăng.

VNDS cho rằng dầu khí, thép và phân bón đang là 3 ngành hưởng lợi trước xung đột Nga-Ukraine. Hình minh họa

Đà tăng của giá vàng có thể sớm kết thúc

Mặt khác, vàng vốn dĩ được coi là “tài sản trú ẩn an toàn” và dữ liệu lịch sử cho thấy mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt. Thống kê lịch sử cho thấy, mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2-3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4.3%. Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.

Trong khoảng thời gian 3-12 tháng, tác động của sự kiện đến giá vàng sẽ phai nhạt. Động lực khi đó của giá vàng sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế và chính sách tiền tệ nhiều hơn. Trong bối cảnh cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp giữa tháng 3 tới đây thì áp lực đè lên giá vàng sẽ lớn dần. Đà tăng ngắn hạn của giá vàng có thể sớm kết thúc và bước vào một giai đoạn điều chỉnh khi FED đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ và tăng lãi suất điều hành trong năm 2022.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Tiềm năng nào ở ACV, DPR, VGI? (28/02/2022)

>   Góc nhìn tuần 28/02-04/03/2022: Sớm chinh phục lại đỉnh cũ? (27/02/2022)

>   Góc nhìn 25/02: Rung lắc? (24/02/2022)

>   Giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam ra sao? (25/02/2022)

>   Góc nhìn 24/02: VN-Index biến động trong biên độ 10 điểm? (23/02/2022)

>   Góc nhìn 23/02: Hồi phục trở lại? (22/02/2022)

>   Góc nhìn 22/02: Xu hướng ngắn hạn đang tích cực trở lại? (21/02/2022)

>   Có nên mua DGW, TCB, DHC? (21/02/2022)

>   Góc nhìn tuần cuối tháng 2: Tạo lại nền tích lũy quanh vùng 1,500 điểm? (20/02/2022)

>   Góc nhìn 18/02: Hạn chế đua giá cao? (17/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật