Thứ Bảy, 26/02/2022 15:50

Thăng trầm của ngành công nghiệp lông thú thật ở Mỹ

Đã có lúc, áo khoác lông chồn là món hàng của “địa vị tối thượng”. Nó được xem như một khoản đầu tư được truyền qua nhiều thế hệ.

Nhưng giờ đây, có thể không còn ai tranh giành chiếc áo lông thú của bà mình để lại nữa. Các chiến dịch bảo vệ quyền động vật, quy định của Chính phủ và những xu hướng thay đổi đã đẩy ngành công nghiệp lông thú vào sự suy tàn.

Ngày trước, làm việc trong ngành công nghiệp lông thú là một công việc kinh doanh có thể hái ra tiền đối với những người thợ dệt lông thú như Jerry Sorbara. Ông mở cửa hàng ở New York vào năm 1975, thời điểm lông thú là mặt hàng thường xuyên xuất hiện trên các sàn diễn thời trang. Trò chuyện với Business Insider, Sorbara cho biết ông đã bán được khoảng 40,000 bộ quần áo làm từ lông thú kể từ đó, và Elizabeth Taylor là một trong những khách hàng quen thuộc của ông.

Năm 1977, doanh thu bán lẻ lông thú ở Mỹ vượt 600 triệu USD. Trong khi đó, một đại diện của Hiệp hội Lông thú Mỹ cho The New York Times biết vào cuối những năm 1980, doanh số bán lẻ của ngành này đạt kỷ lục: 1.9 tỷ USD.

Trong những ngày đó, công việc kinh doanh của Sorbara “bùng nổ”. Ông cho biết chỉ trong một thứ Bảy của tháng 02/1986, ông kiếm được hơn 400,000 USD - nhiều hơn cả số tiền ông kiếm được suốt năm ngoái. Vào tháng 02/2020, 34 năm sau, ông đành đóng cửa cửa hàng và hiện đang làm việc tại nhà riêng ở Connecticut, nơi ông phục vụ từ 24-30 khách hàng mỗi năm.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp lông thú thật phải đối mặt một số cuộc chiến. Mark Oaten, CEO của Liên đoàn Thương mại Lông thú Quốc tế, cho biết họ đã gặp “chiến dịch bảo vệ quyền động vật rất thù địch”. Việc thành lập PETA vào năm 1980, cùng với chiến dịch “Tôi thà cởi trần còn hơn mặc đồ lông thú” đã thúc đẩy tâm lý chống lông thú.

Đối với Sorbara, nó đã vượt ra khỏi các chiến dịch bảo vệ quyền động vật. Ông nói đó là xu hướng đã bị mất trong những năm qua.

Vào giữa những năm 90, sản lượng chồn ở Mỹ đã giảm khoảng 40%. Bộ Nông nghiệp ghi nhận chỉ có 351 trang trại nuôi chồn hương vào năm 2000, giảm mạnh so với 2,836 trang trại hoạt động vào đầu những năm 1940.

Trong khi người tiêu dùng Mỹ đang dần rời xa lông thú thật thì nhu cầu - và sự cạnh tranh - ở nước ngoài lại tăng lên.

Reuters đưa tin số bộ da chồn xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi vào năm 2012 so với năm 2009. Đến năm 2017, Trung Quốc đóng góp hơn một nửa doanh số bán lẻ lông thú toàn cầu, theo báo cáo từ tổ chức quyền động vật ACTAsia.

Trong khi đó, ở những nơi khác trên thế giới, tương lai của lông thú rất ảm đạm. Vào năm 2000, Anh đã cấm nuôi thú lấy lông, và khoảng 20 nước khác đã làm theo, hứa sẽ hạn chế hoặc cấm nuôi thú lấy lông.

Mỹ có thể là nước tiếp theo. Việc cấm sở hữu, mua bán chồn nuôi nhốt để sản xuất lông thú đã được đưa vào một dự luật lớn hơn nhằm giúp Mỹ cạnh tranh hơn với Trung Quốc. Dự luật này đã được thông qua Hạ viện vào đầu tháng Hai.

Tại Đan Mạch, nước sản xuất chồn lớn nhất thế giới, tất cả chồn nuôi trong trang trại đã bị tiêu hủy trong năm 2020 để hạn chế sự lây lan COVID-19 sau một số đợt bùng phát.

Không chỉ các nhà lập pháp mà các nhà thiết kế cũng đang từ chối việc sử dụng lông thú thật. Những hãng thời trang hàng đầu như Gucci và Versace đã cam kết ngừng sử dụng lông thú thật.

Đó là một tình huống mà các đại diện trong ngành mô tả là “rất khó chịu”.

Các thương hiệu thời trang đang không thực sự cho khách hàng quyền lựa chọn. Xét cho cùng, người tiêu dùng nên có quyền. Nếu họ muốn mua lông làm bằng nhựa thì tốt, nếu họ muốn mua lông tự nhiên cũng không sao. Hãy cho họ sự lựa chọn đó”, Oaten nói.

Tuy vậy, điều này không hề dễ dàng. Trò chuyện với Business Insider, Gilat Shani, giám đốc sáng tạo của công ty lông thú giả Unreal Fur, cho biết khi cô thành lập công ty vào năm 2012, thuyết phục được các nhà bán lẻ chuyển từ đồ thật sang đồ giả là cả một cuộc chiến khó khăn.

Mặc dù ngày càng có nhiều sự ủng hộ đối với đồ giả từ các nhà thời trang hàng đầu, nhưng đó vẫn là một điều khó thực hiện.

Các loại sợi tổng hợp như acrylic và polyester là những dạng nhựa góp phần vào các mảnh nhựa có kích thước rất nhỏ được tìm thấy trong đại dương. Và nếu một chiếc áo khoác lông thú giả bị vứt đi, nó có thể phải mất hàng trăm năm mới phân hủy hết.

Ngay cả khi sợi đó có thể phân hủy sinh học 100% thì quá trình sản xuất, chế tạo và vận chuyển nó có thể hoàn toàn không bền vững”, Neomi Amit, giám đốc xuất khẩu và phát triển kinh doanh toàn cầu của Unreal Fur, cho biết.

Amit nói công ty mình đang làm việc cùng với các chuyên gia để phát triển những loại khác thân thiện với môi trường hơn và đã xem xét các vật liệu khác nhau, gồm cả cây gai dầu và tre.

Trong khi đó, nhà sản xuất Ecopel đã hợp tác với nhà thiết kế Stella McCartney phát triển một giải pháp thay thế lông thú, trong đó 37% làm từ bắp, phần còn lại làm từ chất tổng hợp hoặc polyeste tái chế. Một phát ngôn viên của Ecopel nói với Business Insider rằng họ đang cố gắng làm cho vật liệu này có thành phần hoàn toàn là bắp.

Nhã Thanh (Theo Business Insider)

FILI

Các tin tức khác

>   Biểu tượng trung tâm tài chính TP.HCM không thể là casino, Disneyland (25/02/2022)

>   Cuộc sống luẩn quẩn của những nhân viên 'ngồi máy tính, sống máy lạnh' (25/02/2022)

>   Kit test nhanh Covid-19 bị thổi giá vẫn 'cháy' hàng (24/02/2022)

>   Thị trường hàng hóa TPHCM diễn biến thế nào khi xăng dầu liên tục tăng giá? (24/02/2022)

>   Lý do Omicron không tạo miễn dịch cộng đồng cho thế giới (24/02/2022)

>   Bộ Y tế lên tiếng vụ kit xét nghiệm loạn giá, khan hàng (24/02/2022)

>   Bộ Y tế công bố giá thuốc Molnupiravir (23/02/2022)

>   Công nghệ định hình ngành thời trang năm 2022 ra sao? (23/02/2022)

>   Dân văn phòng kêu tốn kém vì phải bỏ tiền triệu mua kit test (23/02/2022)

>   Cước vận tải, hàng hóa rục rịch tăng theo giá xăng (23/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật