Thứ Hai, 28/02/2022 14:31

Nền kinh tế Nga nhỏ đến kinh ngạc

Nga không phải siêu cường, nếu so với các nước lớn khác trong nền kinh tế toàn cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga chỉ xếp thứ 12 trên thế giới, nhỏ hơn khoảng 25% so với Ý và nhỏ hơn 20% so với Canada, hai nước có dân số ít hơn nhiều.

Vậy, tại sao phương Tây lại miễn cưỡng áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẵn có đối với Nga như từng làm với các nước khác?

Câu trả lời rất đơn giản: Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất. Một số chuyên gia cho rằng việc cắt giảm các nguồn xuất khẩu có thể làm tăng giá các mặt hàng này lên đến 50% theo một số ước tính, vượt xa mức tăng một con số khiến thế giới lao đao trong tuần qua.

Đây không phải là Triều Tiên, Venezuela hay Iran. Nguồn năng lượng mà Nga xuất khẩu đã khiến nước này trở nên quan trọng về mặt hệ thống và đặc biệt quan trọng đối với thị trường năng lượng thế giới”, Josh Lipsky, Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế tại Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức tư vấn quốc tế, cho biết.

Các biện pháp trừng phạt được công bố tuần qua đối với Nga nhắm tới ngành năng lượng của nước này. Lipsky lập luận nếu phương Tây cấm Nga xuất khẩu năng lượng, điều đó sẽ làm tăng giá năng lượng theo hướng có lợi cho nền kinh tế Nga hơn là làm tổn hại. Ông cho biết Nga sẽ tìm thấy những người mua khác, như Trung Quốc, và họ sẽ có nhiều tiền hơn, chứ không phải ít hơn.

Đúng vậy, lệnh cấm xuất khẩu năng lượng sẽ giống như một biện pháp cực đoan. Nhưng liệu nó có thực sự mang lại hiệu quả mong muốn không?”, ông nói.

Gary Clyde Hufauer, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, người ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, cho biết các nước châu Âu hiện phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga đều không sẵn lòng thực hiện bước đi đó.

Châu Âu sẽ phải sử dụng đến các biện pháp kiểm soát và phân bổ giá cả. Điều đó sẽ không được ưa chuộng. Họ không sẵn sàng trả giá”, ông nói.

Nga cũng có nguồn cung dồi dào các tài nguyên thiên nhiên khác, trong đó có gỗ xẻ và nhiều khoáng sản. Họ là nhà sản xuất titan - thành phần quan trọng cho việc sản xuất máy bay - lớn thứ hai, còn Ukraine là nhà sản xuất kim loại này lớn thứ năm thế giới. CEO Dave Calhoun thừa nhận Boeing có thể gặp khó khăn nếu các nguồn cung bị cắt đứt.

Miễn tình hình địa chính trị vẫn ổn định thì sẽ không có vấn đề gì. Nếu không, chúng tôi chỉ được an toàn trong một thời gian, chứ không phải mãi mãi”, ông nói.

Dẫu vậy, Nga không phải là thị trường lớn cho hàng xuất khẩu của các nước phương Tây. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm ngoái, Mỹ chỉ xuất khẩu 6.4 tỷ USD hàng hóa sang Nga. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 151 tỷ USD vào năm ngoái.

Trừ dầu khí, Nga là nước cực kỳ không quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Về cơ bản, họ chỉ là một trạm xăng lớn”, Jason Furman, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế thời ông Obama, nói với The New York Times tuần này.

Còn về công nghệ, nước từng chiếm vị trí dẫn đầu trong việc đưa cả vệ tinh và con người vào không gian vũ trụ, đã tụt hậu xa so với phần còn lại của thế giới.

Hufauer cho rằng Nga vẫn là nước dẫn đầu về công nghệ quân sự và trí tuệ nhân tạo, chưa kể đến tiền điện tử, nhưng họ phụ thuộc vào nhập khẩu đối với hầu hết các dạng công nghệ khác hơn là tự sản sinh ra. Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với xuất khẩu công nghệ sang Nga sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế nước này.

Câu hỏi lớn đặt ra là các lệnh trừng phạt chống lại nước này sẽ tiếp tục trong bao lâu?

Lipsky và Hufauer đều tin rằng chúng sẽ được áp dụng trong nhiều năm. Lệnh trừng phạt được thực thi càng lâu, nền kinh tế Nga càng bị nhiều thiệt hại.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Chiến sự tại Ukraine làm rối loạn ngành hàng không toàn cầu (28/02/2022)

>   Chung cư ở Chernihiv trúng tên lửa (28/02/2022)

>   Cục diện “bàn cờ khí đốt” giữa xung đột Nga-Ukraine (28/02/2022)

>   Nga - Ukraine đàm phán tại biên giới Belarus (28/02/2022)

>   YouTube chặn chức năng kiếm tiền của kênh truyền thông nhà nước Nga (27/02/2022)

>   Xung đột Nga - Ukraine: Trận đánh cuối cùng ở Kiev? (26/02/2022)

>   Xung đột Nga - Ukraine tác động tới nền công nghiệp ô tô thế giới như thế nào? (26/02/2022)

>   Mỹ áp lệnh trừng phạt Tổng thống Putin (26/02/2022)

>   S&P, Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga và Ukraine (26/02/2022)

>   ECB: Tình hình Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Eurozone (26/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật