Thứ Bảy, 12/02/2022 08:38

19 văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng hết hiệu lực toàn bộ

Hiện tại, các văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần đã được thay thế bằng các văn bản mới....

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 116/NHNN-QĐ công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, có 19 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 29 văn bản hết hiệu lực một phần.

Một số văn bản quan trọng hết hiệu lực toàn bộ gồm: Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng; Thông tư số 27/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2012/TT-NHNN.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng; Thông tư 33/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 34/2013/TT-NHNN.

Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp; Thông tư 15/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2016/TT-NHNN.

Các văn bản hết hiệu lực một phần: Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ban hành Hệ thống tài chính kế toán các tổ chức tín dụng.

Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng.

Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn một số điều Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2012/TT-NHNN; Thông tư 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2012/TT-NHNN.

Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác lập, trích lập, quản lý, sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư 37/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2013/TT-NHNN.

Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở.

Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng; Thông tư 48/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2016/TT-NHNN; Thông tư 28/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2016/TT-NHNN.

Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng.

Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Vũ Phong

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Giá USD suy yếu (11/02/2022)

>   Doanh nghiệp được miễn phí chi lương trực tuyến trọn đời cùng Gói dịch vụ chi trả lương của SHB (11/02/2022)

>   Mảng bán lẻ thuộc top đầu ngành, VIB tiếp tục bứt phá với nền tảng số hóa hiện đại (11/02/2022)

>   Chủ tịch ngân hàng lớn nhất Việt Nam muốn gì trước khi cổ phần hóa? (10/02/2022)

>   Lãi suất qua đêm bất ngờ vọt thẳng đứng (10/02/2022)

>   16 ngân hàng giảm lãi 21.244 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng (09/02/2022)

>   SHB dành 6 ngàn tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất ưu đãi (09/02/2022)

>   Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán (10/02/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước: Trên 7 triệu tỷ đồng được cho vay mới có lãi suất thấp hơn trước dịch (09/02/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước hút ròng tiền về ngay sau kỳ nghỉ Tết (08/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật