Thứ Tư, 12/01/2022 14:49

Standard Chartered: lạm phát sẽ là mối quan ngại trong năm nay

Standard Chartered đưa ra mức lạm phát dự báo cao hơn ngưỡng mục tiêu là 4% của các nhà quản lý. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng phục hồi mạnh với tốc độ tăng trưởng GDP lên đến 6,7%.

Trong báo cáo mới về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam đạt 6,7% và nâng dự báo cho năm 2023 lên 7%, đi cùng nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.

Số lượng đơn đặt hàng cải thiện tích cực vào cuối năm 2021.

Theo Standard Chartered, quí 1 là giai đoạn các nhà máy có thể sẽ quay trở lại hoạt động hết công suất cũng như chính phủ đưa ra chương trình kích thích kinh tế. “Chúng ta có thể nhận thấy sự phục hồi một cách rõ dàng hơn trong tháng 3 năm nay”, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, nhận định.

Nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2022 khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu cải thiện. Tốc độ gia tăng thu nhập tại Việt Nam trong những năm gần đây cao hơn chi tiêu, từ đó mang đến một nguồn dự trữ tiết kiệm giúp chống chọi với đại dịch.

Một yếu tố tích cực là môi trường thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay, mặc dù nhập khẩu có thể sẽ vẫn tăng cao.

Theo đại diện Standard Chartered, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục là một rủi ro lớn, ít nhất trong ngắn hạn. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh kéo dài có thể sẽ dẫn đến những rủi ro lạm phát do vấn đề nguồn cung.

Theo dự báo, lạm phát có thể sẽ trở thành một mối quan ngại đối với Việt Nam trong năm 2022. Lạm phát dự báo năm 2022 và năm 2023 lần lượt ở mức 4,2% và 5,5%.

Các yếu tố về nguồn cung, như giá cả hàng hóa cao hơn do tác động của dịch bệnh, sẽ là nguyên nhân chính đẩy lạm phát trong ngắn hạn. Ngoài ra, nhu cầu sẽ gia tăng khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục và phát triển.

Trong bối cảnh này, Standard Chartered cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ duy trì mức lãi suất chính sách ở mức 4% trong năm 2022 để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và kiểm soát lạm phát. Còn năm 2023, chính sách sẽ “bình thường hóa” trở lại, với việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên 4,5% vào quí 4-2023.

Dũng Nguyễn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   'Bắt mạch' tăng trưởng kinh tế của 5 thành phố lớn nhất cả nước (12/01/2022)

>   Quốc hội thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế hơn 300 ngàn tỷ (11/01/2022)

>   Quốc hội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vào chiều ngày 11/01 (11/01/2022)

>   Lạm phát 2022 vẫn trong tầm kiểm soát? (11/01/2022)

>   Triển khai nhanh chương trình phục hồi kinh tế (11/01/2022)

>   Nghị quyết 01/NQ-CP: Năm 2022 phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 3,900 USD (09/01/2022)

>   Gói phục hồi kinh tế nên chọn doanh nghiệp “đủ sức khỏe”, không “giải cứu” doanh nghiệp khó khăn (08/01/2022)

>   PMI tháng 2 đạt 54.3 điểm, hoạt động sản xuất tiếp tục phục hồi (01/03/2022)

>   PMI tháng 1 đạt 53.7 điểm, sản lượng tăng mạnh (01/02/2022)

>   Năm mới bàn chuyện cũ mà không cũ (06/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật