Thứ Bảy, 08/01/2022 09:18

Lạm phát của châu Âu chạm mức kỷ lục 5% trong tháng 12

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chạm mức kỷ lục trong tháng 12/2021, qua đó làm dấy lên thêm sự hoài nghi về chính sách tiền tệ của NHTW châu Âu.

Dữ liệu sơ bộ ngày 07/01 cho thấy trong tháng 12/2021, lạm phát tổng thể ở mức 5% so với cùng kỳ. Đây là mức cao kỷ lục và nối tiếp mức 4.9% của tháng 11/2021.

Đà tăng chủ yếu đến từ giá năng lượng. “Sau khi chạm mốc 5% trong tháng 12/2021, lạm phát tại Eurozone có thể giảm trong năm nay khi giá của các sản phẩm năng lượng suy giảm”, Capital Economics cho biết trong báo cáo ngày 07/01.

Lạm phát trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường sau khi liên tục tăng trong vài tháng gần đây. Các chuyên gia quản lý quỹ đang tranh luận dữ dội về chuyện NHTW châu Âu có nên đưa ra động thái quyết liệt hơn để đối phó với đà tăng của lạm phát hay không.

Tháng trước, NHTW châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ giảm bớt quy mô mua tài sản hàng tháng, nhưng cam kết sẽ tiếp tục mức kích thích chưa từng có tiền lệ trong năm 2022.

Trong dự báo gần nhất, ECB cho rằng lạm phát tổng thể ở mức 1.8% trong năm 2023-2024. Họ kỳ vọng lạm phát sẽ vượt mục tiêu trong năm 2022, ở mức 3.2%.

Các chuyên gia kinh tế tranh luận rằng đại dịch và lạm phát nằm trong số những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế trong năm 2022.

“Nếu lạm phát tăng mạnh hơn và kéo dài lâu hơn, các NHTW có thể bị buộc phải hãm phanh mạnh”, các chuyên viên phân tích tại Berenberg cho biết trong báo cáo triển vọng toàn cầu năm 2022.

Họ nói thêm ECB có thể chuẩn bị dọn đường cho đợt nâng lãi suất đầu tiên vào mùa xuân năm 2023.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Năm xu hướng kinh tế chính trong năm 2022 (06/01/2022)

>   Bốn lý do kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng tốt hơn dự báo trong năm 2022 (05/01/2022)

>   Pháp phát hiện biến chủng mới có 46 đột biến (04/01/2022)

>   Trung Quốc nếm trái đắng từ chính sách một con (04/01/2022)

>   Mặc Covid-19, kinh tế Singapore năm 2021 tăng mạnh nhất 1 thập kỷ (04/01/2022)

>   Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận lạm phát hơn 36% trong tháng 12 (03/01/2022)

>   Bài toán khó của Trung Quốc trong năm 2022: Thúc đẩy người dân chi tiêu (03/01/2022)

>   Bài toán khó của Trung Quốc trong năm 2022: Thúc đẩy người dân chi tiêu (03/01/2022)

>   Sri Lanka đứng trước bờ vực phá sản vì đại dịch Covid-19 (03/01/2022)

>   Những biến số quyết định triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2022 (03/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật