Thứ Ba, 25/01/2022 13:50

Lãi lớn trong năm 2021, VOS vẫn còn lỗ lũy kế gần 421 tỷ đồng

Kết thúc năm 2021, CTCP Vận tải Biển Việt Nam (HOSEVOS) ghi nhận lãi ròng hơn 490 tỷ đồng trong khi cùng kỳ thua lỗ 186 tỷ đồng. Nhờ đó, lỗ lũy kế của VOS tính đến 31/12/2021 đã được cải thiện từ lỗ hơn 909 tỷ đồng hồi đầu năm về mức lỗ gần 421 tỷ đồng.

VOS cho biết đội tàu công ty trong quý 4 và cả năm 2021 hoạt động ổn định và hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục ký được hợp đồng với mức tương đối cao cho một số tàu hàng khô và tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp kiểm soát chi phí, đặc biệt là các chi phí lớn như sửa chữa, nhiên liệu, phụ tùng… 

Nhờ đó, VOS ghi nhận doanh thu thuần quý 4/2021 tăng 49% so với cùng kỳ, đạt gần 460 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn giảm 10% giúp lãi gộp đạt hơn 176 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gộp hơn 5 tỷ đồng).

Trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng hàng đồng loạt tăng. Ngược lại, chi phí quản lý tài chính giảm 24%, xuống còn 21 tỷ đồng do chi phí lãi vay.

Kết quả, doanh nghiệp logistics này báo lãi ròng đạt gần 82 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 47 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh năm 2021 của VOS. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 của VOS

Kết thúc năm 2021, VOS ghi nhận doanh thu thuần tăng 11% so với năm trước, lên gần 1,424 tỷ đồng và lãi ròng hơn 490 tỷ đồng (năm 2020 lỗ gần 186 tỷ đồng). Nhờ đó, lỗ lũy kế của VOS tính đến cuối tháng 12 đã được cải thiện từ lỗ hơn 909 tỷ đồng hồi đầu năm về mức lỗ 421 tỷ đồng.

Trong năm 2021, VOS đặt kế hoạch đem về 1,227 tỷ đồng tổng doanh thu (giảm 10%) và 30 tỷ đồng lãi trước thuế (năm 2020 âm 187 tỷ đồng). Ngoài ra, VOS cũng đặt mục tiêu sản lượng vận chuyển đạt 5 triệu tấn trong năm 2021 (giảm 25%).

So với kế hoạch, VOS đã vượt 16% chỉ tiêu doanh thu và vượt gấp gần 17 lần mục tiêu lãi trước thuế 2021.

Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của VOS ghi nhận gần 2,747 tỷ đồng, giảm hơn 61 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến lên hơn 350 tỷ đồng (gấp 4 lần) với biến động lớn từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Ngược lại, các khoản phải thu giảm 13%, xuống còn 503 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu lớn nhất đến từ CTCP Đầu tư và thương mại DIC (hơn 78 tỷ đồng).

Nợ phải trả tính đến 31/12/2021 cũng giảm 24%, xuống còn gần 1,738 tỷ đồng. Về cơ cấu nợ vay, nợ ngắn hạn hơn 145 tỷ đồng (giảm 69%) và nợ dài hạn gần 492 tỷ đồng (giảm 43%).

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   TNI lỗ nặng 17 tỷ đồng trong quý 4, cổ phiếu lao dốc từ đỉnh (25/01/2022)

>   TNI: Giải trình chênh lệch lợi nhuận quý 4,2021 so với cùng kỳ năm trước (25/01/2022)

>   NKG: Giải trình chênh lệch KQKD quý 4/2021 so với cùng kỳ năm trước (25/01/2022)

>   Công ty chứng khoán ngoại sẵn sàng đương đầu năm 2022 (09/02/2022)

>   TAN: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   Sá xị Chương Dương lỗ kỷ lục (25/01/2022)

>   STS: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   MQN: Nghị quyết Hội đồng quản trị (25/01/2022)

>   M10: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   SJM: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật