Thứ Tư, 09/02/2022 09:00

Công ty chứng khoán ngoại sẵn sàng đương đầu năm 2022

Khối công ty chứng khoán (CTCK) ngoại đang dần có nhiều chỗ đứng hơn ở thị trường Việt Nam. Những năm gần đây, top thị phần môi giới trên HOSEHNX đều có sự góp mặt của các công ty ngoại.

Thị trường chứng khoán đang ngày càng sôi động, CTCK ngoại đương nhiên không muốn chậm chân trên đường đua, luôn sẵn sàng bứt tốc ở thị trường Việt Nam. Sang năm 2022, họ đang chuẩn bị những gì?

2 - 3 năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn lượng. Thanh khoản và vốn hóa thị trường đều tăng mạnh. Trong tương lai, dư địa tăng trưởng của thị trường sẽ còn tiếp tục, đặc biệt là khi hệ thống giao dịch mới của KRX được đưa vào giao dịch. Lúc đó, thanh khoản thị trường sẽ còn tăng lên. Điều này đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn đối với khối CTCK.

Ông Kang Moon Kyung - Tổng Giám đốc Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá các CTCK nội cũng đã làm rất tốt và đang thực hiện quá trình tăng vốn mạnh và nhanh. Đó chắc chắn sẽ là thách thức đối với Mirae Asset.

“Công ty sẽ luôn bám sát xu hướng thị trường và mở rộng quy mô khi cần thiết. Dự kiến nếu thị trường tiếp tục đi lên như hiện tại thì Mirae Asset sẽ nghiêm túc xem xét về việc tăng thêm vốn, có thể tăng vốn thêm 1,000 - 2,000 tỷ đồng trong năm 2022”, CEO Mirae Asset nói thêm.

Tương tự ở một số CTCK ngoại khác, Chứng khoán Pinetree và Chứng khoán Maybank Investment Bank (trước là Maybank Kim Eng) cũng sẵn sàng tăng vốn trong năm 2022.

Ông Kim Thiên Quang - Tổng Giám đốc Maybank Investment Bank rất tự tin rằng vốn là một trong những điểm mạnh của công ty trong suốt nhiều năm qua: “Là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ là ngân hàng thương mại Maybank nên chúng tôi luôn chủ động trong việc tăng vốn bất cứ khi nào cần để đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại Việt Nam, không chỉ trong năm 2022 mà còn trong rất nhiều năm sắp tới”.

 

Bên cạnh những mảng mũi nhọn, các CTCK ngoại cũng đang lên kế hoạch mở rộng sang các mảng khác và hướng tới các dòng sản phẩm mới.

Ông Kang Moon Kyung chia sẻ, năm 2021, công ty ước tính đạt mức ROE hơn 15%. Đây là một năm thuận lợi với khối CTCK nên hầu hết các công ty khác đều tăng trưởng mạnh, ROE khoảng 20%. Tuy nhiên nhu cầu khách hàng ở Mirae Asset đối với môi giới, vay margin rất lớn nên năm vừa qua công ty phải tập trung nguồn lực đáp ứng, vì vậy mà ROE của Mirae Asset không cao bằng các công ty khác.

Với mục tiêu là công ty chứng khoán toàn diện, Mirae Asset sẽ tập trung phát triển đầy đủ các mảng kinh doanh. Sang năm 2022, Công ty sẽ mở rộng tự doanh để đa dạng hóa các khoản đầu tư. Đây là mảng rất triển vọng nhưng phải thận trọng vì thị trường có thể điều chỉnh bất kỳ lúc nào. Bên cạnh cổ phiếu niêm yết, một trong những trọng điểm của tự doanh trong giai đoạn tới là các doanh nghiệp sắp IPO (pre-IPO).

Đồng thời, Mirae Asset cũng sẽ tập trung vào mảng IB với điểm mạnh là các thương vụ IB toàn cầu. Lợi thế từ công ty mẹ với trụ sở ở Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore sẽ mang lại các thương vụ lớn cho Mirae Asset.

Còn tại Pinetree, Tổng giám đốc Lee Jun Hyuck chia sẻ, phần lớn doanh thu của công ty hiện từ hoạt động kinh doanh ký quỹ (margin), do không thu phí giao dịch và miễn nhiều loại phí khác cho khách hàng. Năm 2022, Pinetree dự kiến sẽ ra mắt thêm các sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị như nền tảng đầu tư trái phiếu trực tuyến và đầu tư danh mục portfolio. Đồng thời, tiếp tục triển khai các lĩnh vực kinh doanh khác như ngân hàng đầu tư, tự doanh.

Trong khi đó, Chứng khoán Maybank sẽ tiếp tục chú trọng đẩy mạnh mảng bán lẻ với các dịch vụ tài chính đa dạng và các sản phẩm tài chính đặc biệt phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của các đối tượng nhà đầu tư Việt Nam.

Ngoài ra, Maybank cũng nhận thấy cơ hội ở các lĩnh vực khác khi dự báo hoạt động M&A sẽ lớn hơn và thị trường nợ sôi động hơn trong năm 2022 khi các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nguồn vốn rẻ, đồng thời cũng mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong và ngoài nước.

Trước kia, nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố chính tác động đến thị trường Việt Nam. Hiện nay, nhà đầu tư nội tăng mạnh, chiếm tới 80 - 90% giao dịch trên thị trường. Chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn và ngày càng thu hút sự gia nhập của không chỉ thế hệ gen Y (sinh từ 1980 đến 1995), gen X (sinh từ 1965 đến 1980) mà giờ là cả gen Z (sinh từ 1995 đến 2012). Vấn đề đặt ra đối với các công ty chứng khoán là làm sao để cung cấp dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của những nhà đầu tư nội này.

Tổng Giám đốc của Mirae Asset đánh giá lớp nhà đầu tư mới này có hai đặc điểm. Thứ nhất là muốn sử dụng hệ thống giao dịch đơn giản, thuận tiện nhất vì nhiều nhà đầu tư mới không có nhiều kiến thức về giao dịch. Thứ hai là những nhà đầu tư trẻ quen dùng mạng xã hội. Đây là kênh thông tin hiệu quả nhất để tiếp cận họ. Do đó, Mirae Asset phải kết hợp giữa cả kênh online (mạng xã hội) và offline (hội thảo, chương trình đào tạo) để có thể tiếp cận nhà đầu tư.

Còn ở Pinetree, để theo kịp làn sóng này, công ty đang tập trung vào chiến lược số hóa, đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ cũng như ứng dụng công nghệ phù hợp đối tượng khách hàng mới. Bên cạnh đó là thường xuyên cập nhật các thông tin phân tích thị trường có sẵn và dễ tiếp cận trên kênh YouTube, website và TikTok. Trong tương lai, Pinetree sẽ tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới với yêu cầu cao về UI, UX, tốc độ xử lý và sự ổn định của hệ thống.

Cạnh tranh là chuyện không thể thiếu trên thương trường và dĩ nhiên đây luôn là đề tài nóng ở khối CTCK. Các công ty ngoại có quan điểm thế nào về cạnh tranh ở thị trường Việt Nam?

Chí Kiên

Đồ họa: Tuấn Trần

FILI

Các tin tức khác

>   TAN: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   Sá xị Chương Dương lỗ kỷ lục (25/01/2022)

>   STS: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   MQN: Nghị quyết Hội đồng quản trị (25/01/2022)

>   M10: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   SJM: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   Viglacera lần đầu báo lãi hơn ngàn tỷ đồng (25/01/2022)

>   HMG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (25/01/2022)

>   MPC: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

>   DVG: Báo cáo quản trị công ty năm 2021 (25/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật