Thứ Ba, 18/01/2022 11:35

Đồng Nhân dân tệ chịu áp lực sau đợt hạ lãi suất của PBoC

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ cắt giảm lãi suất trong ngày 17/01 và động thái này có thể làm gia tăng áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ, theo nhận định của một chuyên gia phân tích.

“Việc hạ lãi suất sẽ không giúp ích cho tỷ giá Nhân dân tệ, mà sẽ khiến cho áp lực giảm giá đồng tiền này càng lớn thêm”, chiến lược gia ngoại hối Gareth Berry của Macquarie Group nhận định. Ông Berry nói thêm rằng với sức ép này, Nhân dân tệ có thể giảm giá về vùng 6,55 Nhân dân tệ đổi 1 USD.

Trong phiên giao dịch ngày 17/1, tỷ giá Nhân dân tệ dao động quanh ngưỡng 6.34 Nhân dân tệ đổi 1 USD.

Trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế, PBoC hạ lãi suất đối với 700 tỷ Nhân dân tệ (110 tỷ USD) vốn vay trung hạn (MLF) 1 năm, cụ thể giảm 10 điểm cơ bản xuống mức 2.85%. Đây là lần đầu tiên PBoC hạ lãi suất vốn vay trung hạn kể từ tháng 4/2020.

Mặc dù đợt hạ lãi suất này cũng phù hợp với kỳ vọng của thị trường, nhưng nó cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lo ngại về tăng trưởng kinh tế, Zhiwei Zhang, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết trong báo cáo.

“Tăng trưởng kinh tế rõ ràng đang chịu nhiều sức ép và những đợt bùng dịch Covid-19 do biến chủng Omicron gần đây càng làm gia tăng rủi ro suy giảm tăng trưởng. Mức lạm phát còn thấp của Trung Quốc cũng tạo dư địa chính sách cho NHTW. Chúng tôi cho rằng Trung Quốc đang ở vào giai đoạn đầu của một chu kỳ cắt giảm lãi suất”, ông Zhang nhận định.

Bên cạnh hạ lãi suất cho vay trung hạn, PBoC còn hạ lãi suất mua lại đảo ngược (reverse repo) – một nghiệp vụ cho vay khác, và bơm thêm 200 tỷ Nhân dân tệ vốn trung hạn vào hệ thống tài chính.

Ông Zhang dự báo PBoC sẽ có thêm các đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất trong nửa đầu năm nay.

“Sự bùng phát dịch bệnh biến chủng Omicron đã trở thành rủi ro hàng đầu tại Trung Quốc”, ông nói.

“Chúng tôi nghĩ rủi ro tác động tới tăng trưởng GDP quý 1/2022 ngày càng tăng. Động thái hạ lãi suất chỉ là một bước đi nhỏ để hỗ trợ thị trường”, ông nói thêm. “Tuy nhiên, triển vọng kinh tế phần lớn vẫn phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh”.

Trong ngày 17/01, Trung Quốc ghi nhận GDP tăng trưởng 8.1% trong năm 2021, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. GDP quý 4/2021 tăng trưởng 4% so với cùng kỳ, cao hơn dự báo của các chuyên viên phân tích.

Bà Johanna Chua, Trưởng bộ phận kinh tế châu Á thuộc Citi Global Markets Asia, cho rằng việc Trung Quốc hạ lãi suất là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mối lo ngại của Bắc Kinh về giảm tốc tăng trưởng kinh tế. “Điều có thể rút ra từ động thái này là các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại nhiều hơn về tăng trưởng. Trong thời gian tới, họ sẽ còn có thêm nhiều động thái nữa”.

Cũng theo bà Johanna Chua, sẽ khó có chuyện Trung Quốc sớm từ bỏ chính sách triệt tiêu Covid.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Châu Á có thêm 20 tỷ phú và 140 triệu phú mới trong đại dịch Covid-19 (17/01/2022)

>   Nhà đầu tư lo ngại tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng dù các nhà băng lạc quan (17/01/2022)

>   Đồng Euro thách thức vị trí tiền tệ toàn cầu của USD (17/01/2022)

>   Doanh số bán xe điện tại Trung Quốc tăng gấp đôi lên 2.9 triệu xe (14/01/2022)

>   Vàng thế giới tăng hơn 1% tuần qua bất chấp đà giảm trong phiên (15/01/2022)

>   Dầu tăng 4 tuần liên tiếp (15/01/2022)

>   Uniqlo hé lộ ý định tăng giá sản phẩm (14/01/2022)

>   Vàng thế giới giảm khi lợi suất tăng (14/01/2022)

>   Dầu quay đầu giảm khi nhà đầu tư chốt lời (14/01/2022)

>   Đối mặt hạn trả nợ, các tập đoàn địa ốc Trung Quốc chao đảo (13/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật