Thứ Sáu, 07/01/2022 07:01

Dầu tăng mạnh trước bất ổn ở Kazakhstan

Giá dầu tăng mạnh vào ngày thứ Năm (06/01), nới rộng đà leo dốc từ phiên trước đó, do tình hình bất ổn leo thang ở thành viên sản xuất dầu Kazakhstan thuộc OPEC+ cùng sự gián đoạn nguồn cung ở Libya.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent tiến 1.19 USD (tương đương 1.5%) lên 81.99 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.61 USD (tương đương 2.07%) lên 79.46 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều đang dao động ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2021.

Nga đã gửi lính nhảy dù vào Kazakhstan vào ngày thứ Năm để giúp dập tắt một cuộc nổi dậy trên toàn quốc sau khi bạo lực chết người lan rộng khắp nước này.

Commerzbank cho biết: “Tình hình chính trị ở Kazakhstan đang trở nên căng thẳng hơn. Và đây là quốc gia hiện đang sản xuất 1.6 triệu thùng dầu/ngày”.

Cho đến đây không có dấu hiệu nào cho thấy sản lượng dầu bị ảnh hưởng.

Sản lượng dầu của Libya đã giảm hơn 500,000 thùng/ngày do bảo trì đường ống và đóng cửa mỏ dầu.

Giá dầu tăng bất chấp dự trữ nhiên liệu tại Mỹ nhảy vọt trong tuần trước.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ đã giảm trong tuần trước, còn dự trữ xăng vọt hơn 10 triệu thùng, mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ tháng 4/2020, khi nguồn cung tăng ở các nhà máy lọc dầu do nhu cầu nhiên liệu giảm.

Ngoài ra, biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách có thể nâng lãi suất nhanh hơn dự báo đã gây áp lực lên các tài sản rủi ro như dầu.

OPEC+, một nhóm gồm các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, đã nhất trí vào ngày 05/01 tăng thêm 400,000 thùng dầu/ngày trong tháng 02/2022, như đã thực hiện mỗi tháng từ tháng 08/2021 đến nay.

JP Morgan nhận định: “Với những dấu hiệu về nhu cầu bất chấp biến thể Omicron, dự trữ thấp và thị trường ngày càng dễ biến động với sự gián đoạn nguồn cung, chúng tôi nhận thấy OPEC+ cần bổ sung nhiều dầu hơn nữa”. Đồng thời, ngân hàng này cũng dự báo giá dầu Brent bình quân tăng từ 70 USD/thùng từ năm ngoái lên 88 USD/thùng trong năm 2022.

Trog khi đó, Ả-rập Xê-út, quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã giảm giá bán chính thức ít nhất 1 USD/thùng cho tất cả các loại dầu thô bán cho châu Á vào tháng 02/2022, nhiều nguồn thạo tin chia sẻ vào ngày thứ Năm.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu tiếp tục leo dốc (06/01/2022)

>   Dầu khởi sắc tăng hơn 1% sau quyết định của OPEC+ (05/01/2022)

>   Dầu rớt mốc 78 USD/thùng (04/01/2022)

>   Dầu có năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 (01/01/2022)

>   Ngày 1.1.2022: Gas giảm cao nhất 10.000 đồng/bình 12 kg (31/12/2021)

>   Dầu nới dài đà tăng khi nhu cầu nhiên liệu duy trì cao (31/12/2021)

>   Dầu tiến dần về mốc 80 USD/thùng (30/12/2021)

>   Dầu tiếp tục tăng bất chấp lo ngại về biến thể Omicron (29/12/2021)

>   Dầu tăng mạnh khi hi vọng biến thể Omicron ít tác động đến nhu cầu (28/12/2021)

>   Hành trình giá xăng dầu trong năm 2021 (03/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật