Thứ Bảy, 22/01/2022 07:16

Dầu giảm nhưng vẫn ghi nhận 5 tuần tăng giá liên tiếp

Giá dầu tiếp tục giảm nhẹ phiên thứ hai liên tiếp trong ngày thứ Sáu do nhà đầu tư chốt lời sau khi nhiên liệu này chạm đỉnh 7 năm vào đầu tuần, đồng thời trữ lượng xăng và dầu thô của Mỹ bất ngờ gia tăng ngoài dự đoán.

 

Tuy vậy, cả hai hợp đồng năng lượng này vẫn có được tuần tăng giá thứ năm liên tiếp, với mức tăng khoảng 2% trong tuần này. Tính từ đầu năm tới hiện tại, giá dầu đã tăng hơn 10% do lo lắng nguồn cung đang bị thắt chặt.

Hợp đồng dầu Brent giảm 49 xu, tương đương 0.6%, xuống 87.89 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI trượt 41 xu, tương đương 0.5%, còn 85.14 USD/thùng.

Vào đầu tuần này, cả hai hợp đồng dầu Brent và WTI đều tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.

“Việc giá dầu rút lui gần đây là dễ hiểu do động thái chốt lời trước cuối tuần và thiếu đi những yếu tố đẩy giá mới”, Chuyên gia phân tích của PVM Stephen Brennock nhận định về dữ liệu giảm giá từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Báo cáo của EIA cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2021 và đạt được mức cao nhất trong 11 tháng, khiến thị trường hoàn toàn bất ngờ.

“Các nhà đầu tư không lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến đà tăng của giá dầu chững lại”, Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp của OANDA Edward Moya chia sẻ.

“Có thể giá dầu không thể tăng một mạch tới 100 USD, nhưng những yếu tố cơ bản về nguồn cung chắc chắn sẽ hỗ trợ để điều đó xảy ra trước mùa hè”, Moya nhận định.

Các nhà phân tích khác cũng dự đoán áp lực hiện tại trên giá dầu chỉ mang tính giới hạn do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lại đang gia tăng.

OPEC+, nhóm bao gồm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga, đang chật vật để đạt mục tiêu tăng sản lượng hàng tháng lên thêm 400,000 thùng/ngày. 

Trong tuần này tại Mỹ, lần đầu tiên trong vòng 13 tuần qua, các công ty năng lượng đã cắt giảm hoạt động của các giàn khoan.

Căng thẳng tại Đông Âu và Trung Đông cũng góp phần gia tăng quan ngại về thiếu hụt nguồn cung.

“Do khả năng cung ứng thấp từ phía OPEC+, sản lượng dự trữ thấp cộng thêm căng thẳng địa chính trị ngày một tăng”, các chuyên gia tại Bank of America nói rằng họ kỳ vọng giá dầu Brent sẽ tăng lên quanh 120 USD/thùng vào giữa năm 2022.

UBS dự đoán nhu cầu dầu thô sẽ tăng cao kỷ lục trong năm nay và hiện tại giá dầu Brent đang giao dịch trong biên độ 80-90 USD/thùng.

Trong khi đó, Morgan Stanley đã nâng dự đoán dầu Brent sẽ tăng lên tới 100 USD/thùng trong quý 3, nối tiếp dự báo trước đây tại 90 USD/thùng.

Về phía nhu cầu, hai công ty năng lượng Schlumberger NV và Baker Hughes đều công bố kết quả kinh doanh hàng quý cao hơn dự kiến khi giá dầu thô và khí tự nhiên tăng cao thúc đẩy nhu cầu đối với các dịch vụ của họ.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá xăng tiếp tục tăng trước thềm tết Nguyên đán 2022 (21/01/2022)

>   Giá dầu tiến tới ngưỡng 100 USD mỗi thùng khi lạm phát cao kỷ lục (21/01/2022)

>   Dầu giảm từ mức đỉnh năm 2014 (21/01/2022)

>   Dầu tăng 4 phiên liên tiếp trước sự cố gián đoạn ở Thổ Nhĩ Kỳ (20/01/2022)

>   Giá xăng tiếp tục tăng trước Tết? (20/01/2022)

>   Dầu lên đỉnh 7 năm khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông (19/01/2022)

>   Đỉnh nào cho giá dầu trong năm 2022? (17/01/2022)

>   Dầu tăng 4 tuần liên tiếp (15/01/2022)

>   Dầu quay đầu giảm khi nhà đầu tư chốt lời (14/01/2022)

>   Dầu lên cao nhất trong 2 tháng (13/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật