Thứ Tư, 26/01/2022 18:08

Chứng khoán có thể giảm 30 - 40% khi thị trường được nâng hạng

Trong chương trình Bí mật đồng tiền phát sóng ngày 26/01, các chuyên gia đã có nhiều trao đổi về câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nói về câu chuyện nâng hạng, ông Nguyễn Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới việc nâng hạng thị trường Việt Nam lên mới nổi của MSCI nhiều hơn. Vị chuyên gia dự báo: “MSCI chính thức sẽ đưa Việt Nam lên thị trường mới nổi ít nhất vào năm 2025 với tình trạng chúng ta đang làm mọi thứ chậm như bây giờ”.

Cụ thể, năm 2022, khả năng Việt Nam vào danh sách theo dõi không cao vì không có thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Đến năm 2023 khi có hệ thống giao dịch mới thì MSCI sẽ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi, tới 2024 thì nâng hạng và tới 2025 thì mới chính thức đưa vào rổ chỉ số.

Việc nâng hạng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng tiền ngoại vào thị trường. Thực tế, ông Hưng chia sẻ các nhà đầu tư nước ngoài cũng kỳ vọng về việc nâng hạng và đã đón đầu trước. Các quỹ đầu tư thị trường mới nổi đã đổ tiền vào Việt Nam, tuy nhiên, vì đợi lâu mà thị trường vẫn chưa được nâng hạng nên các quỹ đã rút bớt tiền ra.

Còn về dòng tiền rót vào thị trường, ông Hưng cho rằng khi được nâng hạng thì tỷ trọng thị trường Việt Nam phải trên 1% thì mới đủ ý nghĩa để các quỹ có thể bỏ tiền vào. Ngoài ra, các quỹ chủ động không theo chỉ số cũng sẽ rót tiền vào. Con số này sẽ khó tính hơn nhưng dự báo là rất lớn.

Ông Phạm Lưu Hưng (ngoài cùng bên trái) và ông Trần Hoàng Sơn (ngồi giữa) tại chương trình Bí mật đồng tiền phát sóng ngày 26/01

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Nghiên cứu MBS đánh giá khi được nâng lên thị trường mới nổi thì vị thế của thị trường Việt Nam sẽ được nâng lên vị thế mới. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ coi Việt Nam là thị trường tiềm năng và rót vốn vào. Nhớ lại con sóng gia nhập WTO năm 2008, thị trường Việt Nam tăng 3 lần từ mức thấp nhất.

Ông Sơn dự báo trong 2 đến 3 năm tới sẽ có dòng vốn nước ngoài chủ động và thụ động quay lại thị trường và tạo hiệu ứng rất tốt. Dòng vốn nước ngoài mang tính chất mồi và bản thân nhà đầu tư trong nước sẽ rất lạc quan, đẩy thị trường lên cao. Về mặt rủi ro, trong 2 năm trước khi được nâng hạng, thị trường sẽ đầu cơ đón sóng và tăng rất mạnh. Sau chính thức thì các thị trường thường sẽ giảm mạnh. Các quỹ đầu cơ sẽ bán ra rất mạnh, thị trường có thể giảm từ 30 - 40% sau đó.

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 27/01: Giải ngân với khối lượng nhỏ để "ném đá dò đường"? (26/01/2022)

>   Góc nhìn 26/01: Cẩn trọng? (25/01/2022)

>   Ông Petri Deryng: Căng thẳng Nga - Ukraine không ảnh hưởng gì đến chứng khoán Việt Nam (25/01/2022)

>   Góc nhìn 25/01: Nhịp điều chỉnh có thể mở rộng? (24/01/2022)

>   Kỳ vọng gì khi mua CTG, KDH, HMR? (24/01/2022)

>   Góc nhìn tuần giao dịch cuối cùng năm Tân Sửu: Xuất hiện nhịp giảm? (23/01/2022)

>   VinaCapital: Nhà đầu tư nhỏ lẻ ngày càng thông minh đáng kinh ngạc (21/01/2022)

>   Trở thành Fn trong chứng khoán! (21/01/2022)

>   Góc nhìn 21/01: Tiếp tục hồi phục? (20/01/2022)

>   Bank of America dự báo giá mục tiêu cổ phiếu MSN đạt 198,600 đồng/cp (20/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật