Thứ Hai, 10/01/2022 10:54

Châu Á sắp đón những "cơn gió ngược" nào trong năm 2022?

Các quốc gia châu Á sẽ đối mặt với 3 “cơn gió ngược” trong năm 2022, theo Carlos Casano, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại ngân hàng Thụy Sỹ UBP.

“Châu Á đang chứng kiến số ca nhiễm Omicron ngày càng tăng. Chúng tôi buộc phải tính tới khả năng Trung Quốc tăng trưởng chậm lại ở mức 5%. Và hiện nay, biên bản họp của Fed cho thấy nhịp độ siết vòi sẽ nhanh hơn dự báo”, ông nói với CNBC, đồng thời nhấn mạnh 3 yếu tố này sẽ gây mối đe dọa tới cả khu vực châu Á.

Tuần trước, Fed gây sốc cho nhà đầu tư sau khi biên bản họp tháng 12/2021 báo hiệu các thành viên sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt hơn dự báo.

Fed còn phát tín hiệu sẵn sàng tâm thế nâng lãi suất, giảm chương trình mua trái phiếu và tích cực bàn luận về việc giảm khoản nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS).

Mặc dù các thị trường mới nổi châu Á có vị thế tốt, nhưng họ sẽ bị tác động nhiều hơn bởi 3 yếu tố trên – nhất là nếu Fed thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt hơn, ông Casanova chỉ ra.

“Chênh lệch lãi suất thực giữa thị trường mới nổi châu Á và Mỹ sẽ bị thu hẹp”, ông nói. Điều này càng khiến dòng vốn rút khỏi thị trường mới nổi châu Á, nhất là các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn, ông nói thêm.

Taper tantrum là hiện tượng thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi giảm, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi các thị trường này năm 2013 - thời điểm Chủ tịch Fed Ben Bernanke thông báo sẽ giảm bớt quy mô nới lỏng định lượng.

Trong năm 2013, Fed đã châm ngòi cho hiện tượng “taper tantrum” khi bắt đầu giảm chương trình mua tài sản. Nhà đầu tư hoảng loạn và bán tháo trái phiếu, khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng vọt.

Kết quả là các thị trường mới nổi ở châu Á chứng kiến dòng vốn tháo chạy và đồng nội tệ mất giá, buộc các NHTW ở khu vực này nâng lãi suất để bảo vệ tài khoản vốn của họ.

Tất cả đều phụ thuộc vào nhịp độ bình thường hóa chính sách của Fed trong vài tháng tới, Casanova cho biết.

“Rủi ro ở đây là họ trở nên chủ động hơn trong việc thu hẹp bảng cân đối kế toán cùng lúc với quyết định nâng lãi suất trong năm 2022”, ông lưu ý, đồng thời nói rằng điều này có thể khiến dòng vốn rút khỏi khu vực châu Á và gây áp lực giảm phát.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Lạm phát phá hủy sức mua của người Mỹ (10/01/2022)

>   Phát hiện biến thể mới kết hợp Delta và Omicron (09/01/2022)

>   Giá lương thực toàn cầu tăng cao do biến đổi khí hậu (09/01/2022)

>   Lạm phát của châu Âu chạm mức kỷ lục 5% trong tháng 12 (08/01/2022)

>   Năm xu hướng kinh tế chính trong năm 2022 (06/01/2022)

>   Bốn lý do kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng tốt hơn dự báo trong năm 2022 (05/01/2022)

>   Pháp phát hiện biến chủng mới có 46 đột biến (04/01/2022)

>   Trung Quốc nếm trái đắng từ chính sách một con (04/01/2022)

>   Mặc Covid-19, kinh tế Singapore năm 2021 tăng mạnh nhất 1 thập kỷ (04/01/2022)

>   Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận lạm phát hơn 36% trong tháng 12 (03/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật