Thứ Sáu, 07/01/2022 11:00

Bitcoin - Một năm nhìn lại

Bitcoin (BTC) đã có một năm đầy biến động với những đợt tăng giảm hết sức điên rồ. Bên cạnh đó, 2021 cũng là một năm mà đồng tiền kỹ thuật số này ghi nhận những cột mốc lịch khi có tới hai lần thiết lập mức đỉnh mới. Tuy nhiên, đi kèm với những đợt tăng giá là những lần BTC sụt giảm rất sâu. Trong năm 2022, kịch bản nào đang chờ đợi BTC?

Một năm thường xuyên “đi tàu lượn”

Năm 2021 là cột mốc đánh dấu 13 năm BTC ra đời nhưng đồng thời cũng là một năm đầy biến động của đồng tiền kỹ thuật số này với rất nhiều lần tăng/giảm giá đột ngột. Dù đã ở ngưỡng 50,000 USD thì BTC vẫn biến động mạnh như hồi còn 5,000 USD.

Trong giai đoạn quý 1/2021, giá BTC đã có quãng thời gian bứt phá đầy mạnh mẽ khi tăng hơn 130% và thiết lập mức đỉnh lịch sử mới vào ngày 14/04/2021. Tuy nhiên, ngay sau đó, đồng tiền này đã có đợt sụt giảm đáng sợ tương đồng với hình ảnh con tàu lượn lao dốc. Cú giảm điểm này đã phủ nhận đi toàn bộ công sức tăng giá trong gần 4 tháng đầu năm của BTC khi đưa đồng tiền này trở lại điểm xuất phát.

Một lần nữa tại đây, BTC đã có cú bứt phá “thần thánh” từ dưới 30,000 USD lên gần 70,000 USD và thiết lập mức cao mới vào ngày 10/11/2021. Nhưng kịch bản không mong muốn nhất đã diễn ra khi BTC lại thể hiện tính “nắng mưa thất thường” của mình. Đoàn tàu lượn này một lần nữa đổ dốc không phanh và nhanh chóng làm bốc hơi hơn 30% giá trị khi kết thúc năm 2021. Đáng nói, chuyến tàu này hiện vẫn chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.

Nguồn: TradingView và Bitstamp

Phân kỳ xuất hiện vào cuối năm 2021

Trong năm qua, BTC đã có 2 lần vượt mức 60,000 USD lần lượt vào tháng 04 và tháng 11. Tuy nhiên, tại chính vùng giá này, BTC đã có 2 lần tạo đỉnh khi tín hiệu phân kỳ giá xuống (bearish divergence) giữa giá, chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strength Index (RSI) xuất hiện.

Sự hiện diện của phân kỳ giá xuống kèm theo sự phá vỡ đường SMA 50 ngày đã khiến BTC nhanh chóng sụt giảm lần lượt gần 50% và 30% giá trị vào tháng 05 và tháng 11/2021.

Có thể thấy, các nhà đầu tư tham gia BTC trong năm qua hầu hết đang có chung nhận định rằng, trên 60,000 USD là vùng giá quá cao đối với giá trị của đồng tiền kỹ thuật số này. Chính vì vậy, 2 lần BTC vượt ngưỡng 60,000 USD cũng chính là 2 lần đồng tiền này tuột dốc đến đáng sợ.

Nguồn: TradingView và Bitstamp

Ranh giới giữa 2 xu hướng được đánh dấu bằng RSI

Sự biến động mạnh của đồng tiền kỹ thuật số vốn hóa lớn nhất thế giới trong năm qua đều có liên hệ mật thiết với biến động của chỉ báo Relative Strength Index. Ngoài báo hiệu về xu hướng tăng giá trước đó đã suy yếu và có nguy cơ đảo chiều thông qua tín hiệu phân kỳ giá giảm thì RSI còn thể hiện chính xác xu hướng của đồng tiền này thông qua việc giao cắt với ngưỡng 50.

Ngày 18/04/2021, sau khi BTC rơi khỏi đường SMA 50 ngày thì đồng thời chỉ báo RSI cũng rơi khỏi mức 50 để chứng tỏ xu hướng tăng giá của BTC đã đảo chiều. Xu hướng này được duy trì đến khi chỉ báo vượt hoàn toàn mức 50 cùng lúc BTC trở lại trên đường SMA 50 ngày để thiết lập xu hướng tăng mới.

Diễn biến tương tự được lập lại một lần nữa vào ngày 20/09/2021. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tại hỗ trợ quanh mức 42,000 USD, đà tăng của BTC đã nhanh chóng trở lại khi chỉ báo RSI quay lại trên mức 50. Hiện tại, xu hướng giảm một lần nữa tái diễn với giá BTC khi chỉ báo rơi khỏi ngưỡng 50.

Nguồn: TradingView và Bitstamp

Kết quả test vùng 40,000-42,000 USD sẽ quyết định xu hướng trong năm 2022

Quan sát quỹ đạo chung của BTC trong 12 tháng qua, có thể nhận thấy vùng 40,000-42,000 USD (đáy tháng 11/2021 và nhiều đỉnh trước đó) là vùng giá có vai trò quan trọng trong xu hướng của đồng tiền này.

Hiện tại, vùng 40,000-42,000 USD đang đóng vai trò là hỗ trợ quan trọng cho BTC trong trường hợp nhịp điều chỉnh tiếp tục diễn ra. Nếu vùng này vẫn trụ vững, người viết kỳ vọng đây sẽ là bàn đạp giúp BTC một lần nữa vượt ngưỡng 60,000 USD tương tự với giai đoạn tháng 09/2021 và tháng 11/2021.

Nhìn rộng hơn, kể từ tháng 03/2020 đến nay, BTC nằm trong một xu hướng tăng kéo dài liên tục với những đỉnh mới và đáy mới cao hơn (higher high, higher low). Trong quá trình này, đường trendline dài hạn đã hình thành. Đường này cũng đang duy trì trong vùng 40,000-42,000 USD nên sẽ càng làm tăng độ vững chắc.

Nếu hỗ trợ trên bị phá vỡ hoàn toàn thì vùng 28,000-30,000 USD (đáy tháng 01, 06 và 07/2021) sẽ là chốt chặn tiếp theo của BTC. Nhìn chung, khi vùng 40,000-42,000 USD bị phá vỡ thì triển vọng năm 2022 sẽ rất bi quan.

Nguồn: TradingView và Bitstamp

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Một số hiểu lầm đáng tiếc về phân tích kỹ thuật (Kỳ 2) (08/02/2022)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 04-07/01/2022 (03/01/2022)

>   Tuần 04-07/01/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (04/01/2022)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 31/12: Vùng đỉnh lịch sử vẫn là thử thách khó nhằn (31/12/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 31/12/2021: Quan sát tín hiệu tại đường SMA 50 ngày (30/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 30/12: VN-Index nhận được sự hỗ trợ từ ngưỡng Fibonacci Projection 38.2% (30/12/2021)

>   Ngày 30/12/2021: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/12: Giằng co ngay dưới vùng đỉnh lịch sử (29/12/2021)

>   Một số hiểu lầm đáng tiếc về phân tích kỹ thuật (Kỳ 1) (03/02/2022)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/12: VN-Index tiến gần vùng đỉnh lịch sử (28/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật