Thứ Sáu, 31/12/2021 16:40

Từ xe điện cho tới thủy sản, các công ty Trung quốc lao đao vì chiến dịch “Zero covid”

Đà tăng mạnh của số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc buộc các địa phương phải siết chặt các biện pháp hạn chế và phong tỏa. Điều này khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, hoạt động vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ, đe dọa kéo tụt tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tình trạng phong tỏa đã gây ra đứt gãy nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng và hậu cần cho các nhà sản xuất chip và xe điện tại thành phố Tây An (Trung Quốc). Trong khi đó, hơn 100 nhà máy chế biến thủy sản tại thành phố Đại Liên phải đóng cửa.

Trung Quốc đến nay vẫn duy trì chiến lượng “triệt tiêu Covid” (Zero Covid), với các biện pháp này càng được siết chặt hơn nhằm kiểm soát số ca nhiễm trước thềm Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, các biện pháp này gây ra những tác động nặng nề với nền kinh tế.

Ngày 30/12, chính quyền Tây An ra lệnh cấm 13 triệu người dân ở đây ra ngoài nếu như không cần thiết hoặc đi lại vượt quá giới hạn của thành phố. Ngoài ra, thành phố này cũng cấm tất cả phương tiện di chuyển trên đường phố, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa thiết yếu hoặc tham gia phòng chống dịch. Thành phố này ghi nhận hơn 800 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng từ ngày 9-27/12.

"Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt tới mức cực đoan khiến chúng tôi không thể sử dụng xe tải”, nhân viên một công ty hậu cần tại thành phố Tây An cho biết. "Chúng tôi đã không thể vận chuyển nhiều sản phẩm công nghiệp, trong đó có hàng điện tử”.

Trong khi đó, hãng xe điện BYD cho biết các biện pháp kiểm soát dịch đã ảnh hưởng trầm trọng tới nhà máy tại thành phố Tây An của công ty. Hiện BYD – một trong những hãng xe điện hàng đầu tại Trung Quốc – sản xuất khoảng 600,000 xe tại nhà máy ở Tây An. Cơ sở này cũng là trung tâm sản xuất xe lai sạc điện cả công ty. Do đó, tình trạng chậm trễ trong khâu sản xuất và vận chuyển được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh số của công ty này.

Công ty Hàn Quốc Samsung Electronics hiện cũng phải tuân thủ các quy trình khẩn cấp tại khu liên hiệp sản xuất chip ở Tây An, buộc nhân viên phải ăn ở hoàn toàn trong ký túc xá thuộc khuôn viên nhà máy để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus, tờ Yonhap News đưa tin. Cơ sở sản xuất tại Tây An này chiếm tới 40% tổng sản lượng chip nhớ NAND toàn cầu của Samsung.

Trong khi đó, dọc bờ biển phía đông của Trung Quốc, thành phố Đại Liên đã đóng cửa hơn 100 nhà máy chế biến thủy sản ở Zhuanghe vào đầu tháng 11 khi số ca nhiễm Covid-19 tại đây bắt đầu tăng.

"Chúng tôi vẫn chưa biết khi nào có thể mở cửa trở lại”, giám đốc một công ty thủy sản ở Đại Liên cho biết.

Những ngày gần đây, thành phố này không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Tuy nhiên, chính quyền thành phố vẫn tỏ ra thận trọng về việc khôi phục hoạt động của các nhà máy.

"Sự lây lan của biến thể mới Omicron có thể khiến chúng tôi chưa thể mở lại sớm”, giám đốc một nhà máy thủy sản khác nhận định.

Còn ở thành phố Đông Quan, phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, từ ngày 13-26/12, chỉ có 26 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, tất cả đều ở thị trấn Dalang. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế trên diện rộng đã được áp dụng, làm gián đoạn hoạt động của các nhà máy dệt cũng như nhiều cơ sở sản xuất khác trên trong khu vực này.

Trong khi đó, thành phố Thiên Tân, giáp với Bắc Kinh, ra quy định tăng thời gian cách ly với người nhập cảnh từ 2 tuần lên 3 tuần từ ngày 15/12. Thiên Tân ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên trên cả nước vào ngày 9/12. Quan chức thành phố này cho biết hành khách và hàng hóa qua các cảng biến và sân bay tại đây sẽ được theo dõi nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường IPO thế giới chứng kiến nhiều “bom xịt” trong năm nay (31/12/2021)

>   Chuyên gia dự báo gì về lạm phát trong năm 2022? (31/12/2021)

>   Châu Âu hứng chịu đợt dịch do chủng Omicron trước thềm năm mới (30/12/2021)

>   WHO cảnh báo về “sóng thần ca nhiễm Covid” do biến chủng Omicron và Delta (30/12/2021)

>   Triển vọng mong manh của ngành hàng không toàn cầu trong năm 2022 (30/12/2021)

>   Các ngân hàng trung ương đẩy mạnh tích trữ vàng thay vì trữ USD (30/12/2021)

>   Giá thực phẩm sẽ còn tăng trong năm 2022? (30/12/2021)

>   Giá thực phẩm sẽ còn tăng trong năm 2022? (30/12/2021)

>   Biến chủng Omicron và nguy cơ rối loạn chuỗi cung ứng trong năm 2022 (29/12/2021)

>   Đồng euro đã khởi đầu như thế nào 20 năm trước? (29/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật