Thứ Tư, 29/12/2021 11:00

Tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2021 đạt 31.15 tỷ USD

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn tăng trưởng. Vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 6.11 tỷ USD

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý IV/2021 theo giá hiện hành ước tính đạt 999.8 ngàn tỷ đồng, tăng 6.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước giảm 2.5%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 10.8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4%.

Ước tính năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2,891.9 ngàn tỷ đồng, tăng 3.2% so với năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 713.6 ngàn tỷ đồng, chiếm 24.7% tổng vốn và giảm 2.9% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1,720.2 ngàn tỷ đồng, bằng 59.5% và tăng 7.2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 458.1 ngàn tỷ đồng, bằng 15.8% và giảm 1.1%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31.15 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2020.

Vốn đăng ký cấp mới: Có 1,738 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15.25 tỷ USD, giảm 31.1% về số dự án và tăng 4.1% về số vốn đăng ký so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7.25 tỷ USD, chiếm 47.6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5.32 tỷ USD, chiếm 34.9%; các ngành còn lại đạt 2.68 tỷ USD, chiếm 17.5%.

Trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6.11 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 2.79 tỷ USD, chiếm 18.3%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 1.67 tỷ USD, chiếm 11%; Trung Quốc 1.66 tỷ USD, chiếm 10.9%; Hàn Quốc 1.2 tỷ USD, chiếm 7.9%; Mỹ 398.4 triệu USD, chiếm 2.6%.

Vốn đăng ký điều chỉnh: Có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9.01 tỷ USD, tăng 40.5% so với năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14.60 tỷ USD, chiếm 60.2% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5.58 tỷ USD, chiếm 23.0%; các ngành còn lại đạt 4.08 tỷ USD, chiếm 16.8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài: Có 3,797 lượt với tổng giá trị góp vốn 6.89 tỷ USD, giảm 7.7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1,535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 5.03 tỷ USD và 2,262 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1.86 tỷ USD. Theo ngành kinh kế, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.52 tỷ USD, chiếm 51.1% giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1 tỷ USD, chiếm 14.5%; ngành còn lại 2.37 tỷ USD, chiếm 34.4%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt 19.74 tỷ USD, giảm 1.2% so với năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14.30 tỷ USD, chiếm 72.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2.63 tỷ USD, chiếm 13.3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1.54 tỷ USD, chiếm 7.8%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Trong năm 2021 có 61 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409.1 triệu USD, tăng 28.6% so với năm trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD. Do tháng 12/2021, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã điều chỉnh vốn giảm 1.2 tỷ USD của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) năm 2021 đạt 828.7 triệu USD.

Trong năm 2021, có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Mỹ là nước dẫn đầu với 307.3 triệu USD; Singapore 141.7 triệu USD; Cam-pu-chia 89.4 triệu USD; I-xra-en 71.6 triệu USD; Ca-na-da 57.6 triệu USD; Lào 48.6 triệu USD; Đức 33.5 triệu USD.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 lập kỷ lục khi đạt 668.5 tỷ USD (29/12/2021)

>   Ông Nguyễn Đức Chung bị đề nghị mức án 3 - 4 năm tù (29/12/2021)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng 4.82% so với năm trước (29/12/2021)

>   Xuất khẩu tiểu ngạch: Chưa thể chuyển đổi (29/12/2021)

>   Ông Tất Thành Cang nói bị cấp dưới 'qua mặt' khi xin ý kiến phát hành 9 triệu cổ phần (29/12/2021)

>   TP.HCM mở cửa đón du khách quốc tế và kiều bào về nước dịp Tết Nhâm Dần (29/12/2021)

>   Bộ Công an: Sẽ xử lý triệt để vụ án ở Công ty Việt Á (28/12/2021)

>   Bay quốc tế thay đổi gì sau ca nhiễm Omicron đầu tiên? (28/12/2021)

>   Cựu Giám đốc Sở KH-ĐT ‘vỡ mộng’ khi biết Nhật Cường hoán thầu, không làm gì (28/12/2021)

>   Ùn tắc hàng nông sản ở biên giới phía Bắc: Tìm đường xuất khẩu qua đường sắt (28/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật