Thứ Năm, 30/12/2021 10:14

Hơn 300 quyết định xử phạt trên thị trường chứng khoán năm 2021

Việc doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, người có liên quan hoặc cá nhân khác vi phạm công bố thông tin, làm giá, thao túng cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán “xấu xí” hơn trong mắt nhà đầu tư. Tính từ đầu năm 2021, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã phạt hành chính 303 vụ vi phạm, trong đó có 3 vụ thao túng giá cổ phiếu tại FTM, TARTGG.

Tính từ đầu năm 2021 đến 29/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành 303 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tăng 83 vụ so với 2020. Số tiền thu được từ xử phạt năm 2021 nhích 5.6%, xấp xỉ 21 tỷ đồng (năm 2020 gần 19.8 tỷ đồng).

Như vậy, tần suất vi phạm trong 2021 có xu hướng “dày” hơn năm trước. Các vi phạm phổ biến nhất vẫn là báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch, không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch hay không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Ví dụ như trong ngày 27/12/2021, UBCKNN đã ban hành 3 quyết định xử phạt đối với Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc (HNX: BNA), Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (UPCoM: AGF) và Nông dược HAI (HOSE: HAI). Trong đó, BNAAGF bị phạt do không thực hiện công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN đối với một số báo cáo. Trường hợp của HAI, doanh nghiệp này bị phạt vì không thuyết minh và thuyết minh chưa đầy đủ về các bên liên quan với Công ty tại các báo cáo tài chính gần nhất.

Có thể thấy trong khi nhiều doanh nghiệp muốn gây dựng uy tín, nâng cao tính minh bạch, nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và người liên quan lại vi phạm công bố thông tin. Ngoài ra, việc làm giá, thao túng cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán trở nên “xấu xí" hơn trong con mắt nhà đầu tư.

Các vụ vi phạm về thao túng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đi theo kịch bản quen thuộc: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân lập hàng chục tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán, liên tục mua bán tạo thanh khoản giả; giá cổ phiếu ban đầu được “đẩy” lên mức cao nhưng rồi bị “thả rơi” một cách nhanh chóng.

Có 3 vụ thao túng cổ phiếu bị “phanh phui” trong năm 2021, giảm phân nửa so với 6 vụ của 2020. Trong đó không có vụ nào bị khởi tố hình sự.

Đầu tiên là vụ thao túng giá cổ phiếu TGG. Vào tháng 1/2021, kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy bà Nguyễn Thị Thanh Hương đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu TGG của Louis Capital (HOSE: TGG).

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương bị phạt 550 triệu đồng vì đã dùng 19 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu TGG. Theo UBCKNN, căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Hương.

Mặt khác, cổ phiếu TGG gây ấn tượng trong năm 2021 khi đạt đỉnh ở 74,800 đồng/cp vào phiên 22/09/2021, tăng giá đến gần 6,400%, tức gấp 65 lần hồi đầu năm. Cổ phiếu này sau đó giảm sâu về chỉ còn 19,000 đồng/cp (chốt phiên 27/12/2021). Bản thân TGG cũng bị phạt 60 triệu đồng vì không công bố thông tin đúng thời hạn đối với BCTC hợp nhất quý 4/2019, theo quyết định xử phạt ngày 12/11/2021 của UBCKNN.

Vụ thao túng thứ hai bị “phanh phui” vào tháng 4/2021. UBCKNN quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Quang Vinh số tiền 550 triệu đồng. Cá nhân này đã sử dụng 35 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu TAR của Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu.

Số tiền phạt lớn nhất ghi nhận tại vụ thao túng giá cổ phiếu FTM. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của UBCKNN, kết quả xác minh của cơ quan công an, ngày 30/08/2021, UBCKNN ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương.

Cụ thể, ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM của Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Mỗi cá nhân trên bị phạt tiền 600 triệu đồng, tổng giá trị phạt là 1.2 tỷ đồng.

Cách đây hơn 2 năm, cổ phiếu FTM từng gây rúng động thị trường chứng khoán Việt Nam với chuỗi hàng chục phiên giảm sàn. Đầu tháng 7/2019, giá cổ phiếu FTM liên tục lao dốc từ mức gần 24,000 đồng/cp xuống còn hơn 3,000 đồng/cp. Tại thời điểm đó, 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì cho vay margin cổ phiếu này.

Căn cứ kết quả xác minh của cơ quan công an và kết quả kiểm tra, hậu quả do hành vi thao túng cổ phiếu FTM của 2 cá nhân nêu trên gây ra chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời, không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của 2 cá nhân này.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   HNX: Bản công bố thông tin của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC12006) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Vincom Retail (VRE12007) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Tập đoàn Masan (MSN12002) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Tập đoàn Masan (MSN12001) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Hàng không Vietjet (VJC11912) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPM11911) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPM11910) (28/12/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPM11909) (28/12/2021)

>   Một số hiểu lầm đáng tiếc về phân tích kỹ thuật (Kỳ 1) (03/02/2022)

>   DPM: Kế hoạch SXKD năm 2022 (28/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật