Thứ Năm, 18/11/2021 16:56

Vì sao dầu ăn, đường, gas ở TP.HCM tăng giá mạnh?

Theo Sở Công Thương TP.HCM, do tình hình biến động giá trên toàn thế giới và chi phí chống dịch, vận chuyển của doanh nghiệp tăng khiến giá nhiều mặt hàng tăng mạnh.

Tại họp báo chiều ngày 18/11, trả lời câu hỏi về việc nhiều mặt hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng giá mạnh, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - cho biết hiện nay đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tươi sống tại các siêu thị nhìn chung ổn định.

"Tuy nhiên có một số mặt hàng như dầu ăn, đường, xăng dầu, gas... có xu hướng tăng giá do tình hình giá biến động trên toàn thế giới. Bên cạnh đó do chi phí phòng, chống dịch Covid-19, chi phí vận chuyển của doanh nghiệp tăng...", bà Ngọc nói.

Trên cơ sở đó để bình ổn giá và thực hiện các giải pháp trong giai đoạn tới, lãnh đạo Sở cho biết đơn vị sẽ đẩy mạnh triển khai nhiều chương trình kích cầu, khuyến mãi, bình ổn giá... Đồng thời, sẽ có kiến nghị đến Bộ Công Thương sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để kéo mặt bằng giá cả trở về trong điều kiện bình thường mới.

thực phẩm tăng giá ảnh 1

Hiện nay, nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống, tiêu dùng tại TP.HCM đang có hu hướng tăng mạnh trở lại. Ảnh: Phương Lâm.

"Hơn nữa, hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã tổ chức sản xuất trở lại, do đó lượng hàng hóa sẽ cung cấp đủ ra thị trường góp phần hạ nhiệt mặt bằng giá cả", bà Ngọc cho biết.

Về hoạt động của các chợ truyền thống trên địa bàn, bà Ngọc cho biết tính đến ngày 18/11, có 177/234 chợ truyền thống đã hoạt động trở lại. "Một số quận huyện có số lượng chợ mở lại hạn chế là quận 7 và huyện Nhà Bè. Các đơn vị này đang từng bước thí điểm và từ nay đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 sẽ mở thêm các chợ. "Sở sẽ tiếp tục làm việc để các chợ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động lại trong thời gian sớm nhất", lãnh đạo Sở Công Thương nói.

Về việc các nhà hàng, quán ăn phục vụ đồ uống có cồn, bà cho biết hiện nay việc kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ do UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức thực hiện.

Theo khảo sát của Zing tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng trở lại so với thời điểm đầu tháng 10. Người dân lẫn người kinh doanh đều bày tỏ lo ngại khi giá các mặt hàng thiết yếu lẫn nguyên vật liệu đều đồng loạt tăng trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh.

Thanh Thương

Zing.vn

Các tin tức khác

>   TP.HCM tạm ngưng hoạt động karaoke, massage và spa (18/11/2021)

>   Thất bại của hệ thống an sinh xã hội (18/11/2021)

>   Hơn 2.000 người trẻ Hàn Quốc mua chung một tòa nhà (18/11/2021)

>   Nhiều bệnh viện ở TP.HCM điều chỉnh giá xét nghiệm Covid-19 (18/11/2021)

>   Đề xuất 7 nhóm giải pháp phục hồi thị trường lao động (18/11/2021)

>   TP.HCM cho phép xe ôm công nghệ hoạt động lại, phải đáp ứng điều kiện gì? (17/11/2021)

>   Tận dụng cơ hội cơ cấu lại lao động sau dịch COVID-19 (17/11/2021)

>   TP.HCM cho bán thức uống có cồn tại địa bàn dịch đạt cấp độ 1 và 2 (17/11/2021)

>   Ngày 17/11 ghi nhận 9.849 ca mắc COVID-19 (17/11/2021)

>   Vội vã đổi phương án về Hà Nội sau quy định tự cách ly tại nhà (17/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật