Thứ Năm, 04/11/2021 13:43

Nhà mạng thu phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng gấp 3 lần tin nhắn thông thường

Ước tính sơ bộ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, một TCTD cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15 - 20 triệu tin nhắn/tháng, còn các TCTD tầm trung trở lên là 50 - 80 triệu tin nhắn/tháng.

Ảnh Internet

Theo thống kê của Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA), để để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), cá nhân ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, ngành NH đã tiến hành giảm lãi vay, giảm các loại phí, cơ cấu lại nợ, giãn hoãn chưa thu lãi… Đồng thời, các NH cũng triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, với tổng số tiền đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Trong đó, tổng số phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên NH và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống NAPAS) dự kiến thực hiện giảm trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng. Đồng thời, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã thực hiện 4 lần giảm giá phí khai thác dịch vụ (với tổng số tiền khoảng 252 tỷ đồng).

Tuy nhiên, VNBA nhận định, nỗ lực của ngành NH và các TCTD vẫn diễn ra trong sự “đơn độc” khi chưa nhận được những hỗ trợ đồng hành từ cơ quan quản lý, các đối tác. Đơn cử như trong việc tính phí của các DN viễn thông.

Bởi mức giá cước nhà mạng hiện đang thu đối với tin nhắn dịch vụ NH cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Cụ thể, Mobifone và Vinaphone thu 820 đồng/1 tin nhắn, Viettel thu 785 đồng/1 tin nhắn. Trong khi cước phí tin nhắn của các nhà mạng này với khách hàng cá nhân chỉ từ 99 - 350 đồng/tin nhắn.

Ước tính sơ bộ, một TCTD cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15 - 20 triệu tin nhắn/tháng, còn các TCTD tầm trung trở lên là 50 - 80 triệu tin nhắn/tháng.

Với mức đó, chi phí cho dịch vụ tin nhắn đang là gánh nặng khá lớn nhất là trong bối cảnh ngành NH liên tục kêu gọi các TCTD tiết giảm chi phí, giảm lương giảm thưởng để giảm lãi, giảm phí, cơ cấu nợ tạm chưa thu lãi... cho khách hàng.

Đến nay, VNBA đã đã 4 lần gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đề nghị chỉ đạo nhà mạng thực hiện nghiêm túc việc giảm phí cước tin nhắn đối với các dịch vụ NH, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Song ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA cho biết, vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ TT-TT hay các DN viễn thông đối với đề nghị giảm phí.

Ông Hùng cũng chia sẻ, hiện căn cứ tính phí của các nhà mạng đang có nhiều điểm cần làm rõ và minh bạch, chẳng hạn đâu là cơ sở để đưa ra mức giá tin nhắn dịch vụ NH cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường? Nếu là do yêu cầu chi phí đầu tư cho bảo mật thì tại sao tình trạng lừa đảo qua tin nhắn giả mạo thương hiệu của các NH gửi từ nhà mạng vẫn liên tục xuất hiện làm ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người dân vào tính an toàn trong giao dịch số với NH? Ai chịu trách nhiệm cho tình trạng lừa đảo qua tin nhắn giả danh NH.

Phía VNBA cho biết đang tổng hợp báo cáo từ các TCTD. Khi tổng hợp đầy đủ báo cáo của các TCTD, Hiệp hội sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên sâu để cùng các TCTD hội viên bàn giải pháp, cùng tìm cách thức hiệu quả để giảm chi phí dịch vụ, đặc biệt các chi phí dịch vụ liên quan đến tin nhắn dịch vụ NH. Hiện tại, Hiệp hội đang kêu gọi các TCTD hội viên tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ số hóa (như thông qua các app NH) để tiết giảm chi phí hoạt động.

Bảo Trân

Sài Gòn Đầu Tư

Các tin tức khác

>   Ngân hàng vẫn “bình yên” qua mùa Covid-19 (04/11/2021)

>   Nợ xấu tiếp tục phình to (05/11/2021)

>   VPBank: Vượt qua đại dịch, sẵn sàng hồi phục trong tương lai (03/11/2021)

>   Ngày 12/11, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2020 và chào bán cổ phiếu (03/11/2021)

>   Ngành nào được hưởng lợi nếu 800,000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế? (03/11/2021)

>   Đơn giản hóa 27 thủ tục kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của NHNN (02/11/2021)

>   CCI đã bán xong 2 triệu cp VAB (03/11/2021)

>   VPBank "khủng" thế nào sau khi hoàn tất thương vụ bán vốn FE Credit? (02/11/2021)

>   Đà Nẵng: Sập bẫy gửi tiền lãi suất cao, cô gái bị lừa hơn 300 triệu đồng (02/11/2021)

>   SHB triển khai thanh toán trực tuyến BHXH, BHYT cho KHDN (02/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật