Thứ Sáu, 12/11/2021 09:50

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Có thể phát hành trái phiếu để huy động 180,000 tỷ trong dân

Trả lời một số câu hỏi về chính sách tài khóa trong thời gian tới, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng sẽ áp dụng linh hoạt các chính sách về thuế, thu chi ngân sách đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời câu hỏi về chính sách tài khóa trong thời gian tới

Đối với chính sách thuế, Bộ trưởng Tài chính đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục áp dụng giãn, hoãn thuế, phí, giảm thuế đối với giá xăng dầu lĩnh vực hàng không. Ngoài ra, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế các hộ sản xuất kinh doanh; giãn khoản thuế cho hộ, doanh nghiệp chậm nộp khi làm ăn thua lỗ.

Bên cạnh đó, ông Phớc cho biết Bộ sẽ tập trung thu trên nền tảng số, sàn thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử để tránh hoàn thuế, trốn thuế.

Ông cũng cho biết đến nay, nợ công của nước ta là 56.8%, vẫn dưới 60% nhưng vượt ngưỡng cảnh báo (55%). Dư nợ Chính phủ là 51.8%, như vậy năm 2021 nợ công khoảng 3 triệu 750 tỷ đồng. Bộ trưởng Tài chính cho biết ông ủng hộ các gói kích cầu, song các gói này phải phát huy hiệu quả để tăng thu ngân sách mà không tăng bội chi ngân sách.

Ông cho biết đã tính đến việc huy động nguồn lực cho chương trình phục hồi kinh tế. Trong đó có việc phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động tiền trong dân với số tiền khoảng 180,000 tỷ trong 2 năm.

Song, ông cũng lưu ý khi nền kinh tế có nguồn tiền rồi, liệu có hấp thụ được tốt không và hấp thụ ở những lĩnh vực nào, ông cho rằng nên tập trung vào các dự án đầu tư công, công trình trọng điểm, những lĩnh vực kinh tế tạo đột phá để tăng trưởng. Ông cho rằng nên sớm lập các dự án để có thể sử dụng hiệu quả nguồn tiền trong các gói kích cầu.

Về chi ngân sách, ông Phớc cho rằng trước mắt cần tiết kiệm chi thường xuyên mà chuyển sang chi đầu tư phát triển. Ông cho biết đã cắt giảm được 10% chi thường xuyên, thời gian tới Bộ đề nghị cắt giảm tiếp 10% nữa để đầu tư và chống dịch.

Tại sao không hỗ trợ dân trực tiếp bằng tiền mặt?

Trong phần tranh luận, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) đưa ý kiến đồng tình với nhiều quan điểm Bộ trưởng KHĐT đã nêu về kế hoạch xây dựng gói hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, đại biểu cho biết câu hỏi của ông là theo các chuyên gia, để hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi kinh tế sau đại dịch, Việt Nam một gói hỗ trợ tài khóa đủ lớn quy mô khoảng 3-4% GDP, trong đó phải có gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, chứ không phải cần gói hỗ trợ 3-4% GDP bằng tiền mặt.

Vấn đề đặt ra là nếu làm như vậy sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách và sẽ phải vượt bội chi ngân sách, tăng nợ công, nợ Chính phủ. Nhưng nếu gói hỗ trợ không đủ lớn sẽ khiến nền kinh tế chậm phục hồi so với các nước và kéo theo nhiều hệ lụy.

Ông cũng đánh giá trong báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ hiện nay cũng không thể hiện rõ một kế hoạch tổng thể và một mức chi cho gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ để phục hồi nền kinh tế. Trên từng lĩnh vực thì đã có báo cáo về các gói hỗ trợ này tuy nhiên còn rất riêng lẻ, đại biểu Hiển cho biết mong muốn ở đây là cần có một kế hoạch tổng thể, thống kê, tổng hợp và dự báo đầy đủ.

Ngoài nguồn lực của ngân sách thì cần có chương trình để huy động cả nguồn lực bên ngoài ngân sách để phục hồi và phát triển kinh tế. Ông Nguyễn Văn Hiển đề nghị Bộ KHĐT và Chính phủ làm rõ các vấn đề này.

Trả lời phần tranh luận trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết với các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, việc quan trọng đặt ra nếu không nới trần nợ công và trần bội chi thì sẽ không có nguồn lực để phục hồi và phát triển.

Tuy nhiên, nếu nới các chỉ tiêu này mà thực hiện không hiệu quả sẽ dẫn tới hệ lụy cho nền kinh tế, mất cân đối vĩ mô, cân đối lớn.

“Vậy nới bao nhiêu là đủ, 1-2% hay nhiều hơn, nới ra rồi thì huy động bằng cách nào, xử lý vào đâu cho hiệu quả”, Bộ trưởng KHĐT chia sẻ.

Theo ông Dũng, hiện nay các vấn đề này đang được các bộ, ngành tính toán và chưa đưa ra kịch bản 1 cách cụ thể, Các kịch bản đã được xây dựng nhưng tạm thời chưa báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này mà phải cần thời gian để tính toán kỹ lưỡng và báo cáo các cấp thẩm quyền trước khi đưa ra trình Quốc hội.

Tuy nhiên, Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh sẽ lưu ý các vấn đề đại biểu Hiển chia sẻ trong quá trình xây dựng chương trình.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Ngành Thuế “chạy nước rút” thu 140.000 tỷ đồng (10/11/2021)

>   Bộ Tài chính sẽ trình phương án huy động 1 triệu tỷ đồng vốn giá rẻ đưa vào nền kinh tế (09/11/2021)

>   Ngân sách đã chi hơn 31 ngàn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong 10 tháng 2021 (09/11/2021)

>   Doanh nghiệp nộp dưới 75% thuế TNDN chưa bị phạt chậm nộp (09/11/2021)

>   Nhiều doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến hết năm 2021 (09/11/2021)

>   Chính sách hỗ trợ cần ban hành sớm (08/11/2021)

>   Sắp có 'xổ số' hóa đơn (06/11/2021)

>   Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 (06/11/2021)

>   Thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản tháng 10 tăng mạnh (04/11/2021)

>   Thu ngân sách ngành Hải quan đạt gần 315.000 tỷ, về đích trước 2 tháng (03/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật