Thứ Năm, 28/10/2021 13:00

Xuất khẩu công nghiệp còn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI

Năng lực và trình độ các doanh nghiệp nội địa còn yếu, giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp còn thấp. Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu còn phụ thuộc rất nhiều vào khối doanh nghiệp FDI…

Xuất khẩu công nghiệp còn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi làm việc với Cục Công nghiệp.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi làm việc với Cục Công nghiệp mới đây.

Ông Diên thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động của Cục Công nghiệp thời gian qua như công tác tham mưu chính sách chưa chủ động, chất lượng chưa cao, đặc biệt việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quản lý phát triển ngành. Các văn bản được ban hành có tính chất pháp lý chưa bền vững, hiệu lực pháp lý không cao.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành thực thi các chính sách, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thường xuyên, chưa chủ động và kém hiệu quả.

Sự phối hợp với chính quyền các địa phương trong xây dựng, thực hiện các chiến lược, chương trinh kế hoạch, quy hoạch phát triển công nghiệp địa phương còn hạn chế. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tương xứng với yêu cầu thực tế.

Mặt khác, công tác truyền thông về phát triển công nghiệp chưa đạt được nhiều hiệu quả. Công tác xử lý văn bản và thủ tục hành chính có lúc, có việc còn chậm trễ, hiệu quả chưa cao…

Đặc biệt, nhiều yếu kém nội tại vốn có của công nghiệp Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách căn bản. Năng lực và trình độ các doanh nghiệp nội địa còn yếu, giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp còn thấp.

"Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu còn phụ thuộc rất nhiều vào khối doanh nghiệp FDI. Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trong công nghiệp còn chưa có nhiều cải thiện".

Ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhận định phát triển công nghiệp là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới, các Nghị quyết đều xác định mục tiêu tới năm 2025 Việt Nam sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại… do đó ông Diên yêu cầu Cục Công nghiệp cần khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.

Cụ thể, Cục cần tập trung phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ, các hiệp hội, ngành hàng, địa phương khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do đại dịch Covid – 19 gây ra. Trong đó, chú trọng triển khai hỗ trợ doanh nghiệp theo các chính sách đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành trong thời gian qua.

Đồng thời, khẩn trương đề xuất xây dựng Luật phát triển công nghiệp theo nhiệm vụ được Chính phủ giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới. Phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nền tảng theo Nghị quyết Đại hội XIII.

Khẩn trương xây dựng chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp phù hợp với lợi thế cạnh tranh và nguồn lực của địa phương cũng như của vùng kinh tế (tích hợp vào quy hoạch vùng, tỉnh).

Tiếp tục triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo nguyên tắc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án, lĩnh vực sản xuất công nghiệp lớn (thép, ô tô, dệt may, da-giày, thực phẩm) phục vụ xuất khẩu, tiêu dùng trong nước. Sớm đưa vào vận hành, tạo năng lực cho phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng, Cục Công nghiệp cần sớm nghiên cứu, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền xem xét ban hành đạo luật về phát triển công nghiệp. Cục cần chủ động hơn nữa trong hỗ trợ các địa phương xây dựng các chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp.

Để làm tốt nhiệm vụ được giao, Cục trưởng Cục công nghiệp Trương Thanh Hoài kiến nghị lãnh đạo Bộ chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Công nghiệp trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chính sách, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ...

Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục công nghiệp báo cáo tại buổi làm việc.

Ngoài ra, được tạo điều kiện kết nối, phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia nhằm thu hút đầu tư, kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp.

Kết nối, xây dựng các chính sách hỗ trợ một số doanh nghiệp tiềm năng trong nước trở thành các tập đoàn lớn dẫn dắt các ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển.

Vũ Khuê

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Nên trao sứ mệnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho SCIC và VDB? (28/10/2021)

>   Cần chính sách đồng bộ cộng hưởng sức mạnh giúp DN phục hồi (27/10/2021)

>   Hà Nội dự kiến lập 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô (27/10/2021)

>   Quy hoạch điện VIII: Đến 2045 nhiệt điện than chỉ còn khoảng 15-19% (27/10/2021)

>   Thẻ vàng của EC với thủy sản Việt Nam: Cảnh báo “bay màu” vàng sang đỏ (27/10/2021)

>   Ông Lê Quốc Minh giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (26/10/2021)

>   Lắm tai tiếng, nhiều "lỗ hổng", hàng loạt dự án BOT giao thông hụt nguồn thu (26/10/2021)

>   Sớm giải quyết 'điểm nghẽn' lưới điện truyền tải (26/10/2021)

>   Giữ chân FDI bằng logistics (26/10/2021)

>   Hạn chế ảnh hưởng của “quả bóng nợ” BOT, BT giao thông (26/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật