Thứ Sáu, 29/10/2021 15:00

Toàn cảnh kinh tế xã hội tháng 10: Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh dần hồi phục

Trong tháng 10, nhiều địa phương triển khai "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải, có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều ngành nghề tăng hoạt động trở lại trong tháng 10, sản xuất kinh doanh tăng trưởng, xã hội ổn định tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân vào sự phục hồi sau đại dịch của Việt Nam.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, những tín hiệu tích cực trong tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.

Sản xuất công nghiệp trong tháng 10 khởi sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 ước tính tăng 6.9% so với tháng trước và giảm 1.6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3.3% so với cùng kỳ năm 2020.

Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10 tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Mười ước tính đạt 53.5 tỷ USD giảm 0.4% so với tháng 9 và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537.31 tỷ USD, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16.6%; nhập khẩu tăng 28.2%.

Cũng trong tháng 10, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm, đồng thời nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm; nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm khi thời tiết sang thu và giá thuê nhà tiếp tục xuống thấp nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2021 giảm 0.2% so với tháng trước, tăng 1.67% so với tháng 12/2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1.81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0.84%.

Hoạt động vận tải trong tháng 10 được khôi phục trở lại khi nhiều địa phương triển khai theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

Sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa tháng 10 đều tăng khá cao so với tháng trước.Tính chung 10 tháng năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 27.1% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách giảm 34.9% và vận chuyển hàng hóa giảm 6.7%, luân chuyển hàng hóa giảm 1.4%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   10 tháng năm 2021, CPI tăng 1.81% so với cùng kỳ năm trước (29/10/2021)

>   4 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn các nhóm vấn đề nóng trên diễn đàn quốc hội (28/10/2021)

>   Dự toán tổng thu NSNN năm 2022 gần 1,412 ngàn tỷ đồng (28/10/2021)

>   Thu ngân sách nhà nước đạt 1,077 ngàn tỷ đồng trong 9 tháng 2021 (28/10/2021)

>   Thủ tướng đề nghị ASEAN - Nhật Bản phối hợp kiểm soát tốt đại dịch, phục hồi các chuỗi cung ứng (27/10/2021)

>   Thiệt hại nặng do dịch, TP.HCM làm gì để giữ vị thế đầu tàu kinh tế? (27/10/2021)

>   Năm 2021 lạm phát trong tầm kiểm soát, nhưng áp lực năm 2022 là rất lớn (26/10/2021)

>   Có cần nới trần nợ công? (26/10/2021)

>   Thời cơ phát triển từ COVID-19 và vai trò của Chính phủ (26/10/2021)

>   Thách thức tăng trưởng kinh tế là rất lớn (25/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật