Thứ Năm, 28/10/2021 10:46

Dự toán tổng thu NSNN năm 2022 gần 1,412 ngàn tỷ đồng

Theo “Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội” do Bộ Tài chính phát hành, dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 là 1,411.7 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 3.4% so với ước thực hiện năm 2021.

Trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2021; dự toán NSNN năm 2022 được xây dựng trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế 6-6.5% so với năm 2021, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giá dầu thô 60 USD/thùng; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5.2%.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, dự toán tổng thu cân đối NSNN năm 2022 là 1,411.7 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 3.4% so với ước thực hiện năm 2021. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15.1%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 12.7%GDP. Bộ Tài chính cho biết mức dự toán này đã được tính toán kỹ trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nhân lực, doanh thu sụt giảm mạnh, việc phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cần thời gian và chi phí lớn.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đưa ra dự toán chi cân đối NSNN năm 2022 là 1,784.6 ngàn tỷ đồng, tăng 4.5% so dự toán năm 2021.

Mức bội chi là 372.9 ngàn tỷ đồng, tương ứng khoảng 4%GDP (bằng tỷ lệ dự toán năm 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21-22% tổng thu NSNN. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44%GDP.

Giải pháp thực hiện dự toán NSNN năm 2022

Báo cáo cũng đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện dự toán NSNN 2020. Cụ thể:

Một là, nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Ba là, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công.

Bốn là, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; bảo đảm dự toán thu NSNN.

Năm là, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng.

Sáu là, chú trọng cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh, minh bạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Thu ngân sách nhà nước đạt 1,077 ngàn tỷ đồng trong 9 tháng 2021 (28/10/2021)

>   Số thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, chứng khoán, bất động sản… giảm (26/10/2021)

>   Bịt lỗ hổng thu hồi tài sản tham nhũng (25/10/2021)

>   Đề nghị chưa tăng thuế xuất khẩu vàng (23/10/2021)

>   Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình bị phong tỏa tài khoản (22/10/2021)

>   Đồng Nai kiến nghị Chính phủ tăng điều tiết ngân sách cho Đồng Nai lên 49% (21/10/2021)

>   Giảm 30% thuế thu nhập cho DN có doanh thu không quá 200 tỷ đồng (21/10/2021)

>   "Thiên đường thuế" là gì? (23/10/2021)

>   Lý do cải cách tiền lương tiếp tục 'lỡ hẹn' (19/10/2021)

>   “Mắc kẹt” pháp lý, bất động sản giảm đóng góp ngân sách (18/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật