Thứ Bảy, 23/10/2021 10:04

Đề nghị chưa tăng thuế xuất khẩu vàng

Đây là một trong những nội dung tại báo cáo tổng hợp tiếp thu ý kiến về sửa đổi, bổ sung biểu thuế xuất nhập khẩu vừa được Bộ Tài chính công bố. Thế nhưng Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm tăng thuế đối với mặt hàng vàng xuất khẩu.

Xuất khẩu nữ trang vàng mỗi năm hơn 2 tỷ USD

Nhiều ý kiến cho rằng không nên tăng thuế xuất khẩu vàng. Ngọc Thắng

Bộ Tài chính đã có báo cáo tổng hợp giải trình tiếp thu ý kiến của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về dự án Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020, Nghị định 122/2016, Nghị định 125/2017 về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Liên quan đến vàng, Bộ Tài chính đề xuất vàng có hàm lượng dưới 95% tăng thuế xuất khẩu từ 0% lên 2%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm năm 2019 là 2,1 tỷ USD (tăng 231,2% so với cùng kỳ năm 2018) và năm 2020 là 2,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tập trung chủ yếu mặt hàng đồ kỹ nghệ và các bộ phận của đồ kỹ nghệ bằng vàng, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý, có hàm lượng vàng dưới 95%, thuộc mã hàng 7114.19.00.90 (năm 2020 khoảng 2,1 tỷ USD). Năm 2020, có 469 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng vàng (gồm ngọc trai, đá quý, đá bán quý và các sản phẩm của chúng; đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại). Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu khai báo mặt hàng xuất khẩu là vàng mỹ nghệ các loại, hàm lượng vàng dưới 95%, mã hàng 7114.19.00.90, thuế xuất khẩu là 0%.

Tiêu chuẩn giữa các mặt hàng có thuế suất 0% và 2% rất khó phân biệt nên việc tính thuế đều căn cứ theo khai báo của doanh nghiệp, cơ quan hải quan không có đủ cơ sở để kiểm tra. Các công ty thực hiện giám định chất lượng vàng trước khi xuất khẩu đều thể hiện hàm lượng vàng dưới 95%, các chứng từ giám định lại của đối tác nước ngoài đều dưới 95%.

Để khắc phục những vướng mắc trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ thống nhất chung 1 mức thuế suất đối với mặt hàng vàng, không phân biệt theo hàm lượng vàng như hiện nay (tăng thuế xuất khẩu các mặt hàng vàng có hàm lượng vàng dưới 95% từ 0% lên 2%) và gộp dòng theo tên gọi mặt hàng theo đúng Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) mà Việt Nam đã ký kết, không chia cụ thể theo hàm lượng vàng để đơn giản hóa Biểu thuế (nội dung cụ thể tại nhóm 71.13 và 71.14 kèm theo dự thảo Nghị định).

Tăng thuế sẽ gây tăng giá

Trước đề xuất này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến việc điều chỉnh mức thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng vàng cần ở mức hợp lý để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất vừa khắc phục được khó khăn thực tế phát sinh. Việc điều chỉnh cần xem xét, hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp. VCCI nêu, theo phản ánh của doanh nghiệp, với việc tăng thuế mặt hàng vàng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, từ đó khiến sản phẩm vàng của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đề nghị cân nhắc lại phương án tăng thuế với mặt hàng này.

Ý kiến của Bộ Công an cho rằng Bộ Tài chính trình Chính phủ tăng thuế xuất khẩu vàng dưới 95% lên 2% là cần thiết để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phục vụ công tác quản lý của cơ quan hải quan. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cùng với giá vàng trong nước tăng cao khiến hoạt động xuất nhập khẩu vàng của doanh nghiệp khó khăn có thể thực hiện, gây thất thu thuế cho nhà nước nên đề nghị nghiên cứu, xem xét thời điểm thích hợp cho việc điều chỉnh tăng thuế suất lên 2%.

Hiệp hội Kinh doanh vàng có ý kiến cho rằng việc xuất khẩu mặt hàng vàng cần được khuyến khích để tái tạo nguồn ngoại tệ và tạo việc làm cho người lao động. Việc quy định mức thuế xuất khẩu như dự kiến 2% sẽ dẫn đến việc xuất khẩu chính ngạch của các doanh nghiệp sẽ không có và xuất lậu qua biên giới sẽ tăng mạnh. Điều này sẽ khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ do hành vi buôn lậu vàng qua biên giới. Theo đó, Hiệp hội đề xuất quy định thuế xuất khẩu vàng trang sức kỹ nghệ bằng 0% hoặc giữ nguyên mức thuế suất hiện hành.

Sau khi các bộ ngành có ý kiến tham gia Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình việc phân biệt loại vàng trên hay dưới 95% rất khó do có thể có dung sai và ngay cả trên cùng 1 mặt hàng như đồ mỹ nghệ thì cũng có các bộ phận có hàm lượng khác nhau. Nếu phân tích giám định có thể có những kết quả khác nhau trên cùng 1 mặt hàng. Do đó, Bộ Tài chính nhận thấy cần thiết phải gộp các dòng chi tiết theo tỷ lệ hàm lượng vàng trên hoặc dưới 95% và chỉ mô tả theo tên hàng (vàng trang sức, vàng mỹ nghệ…) để thuận lợi cho việc làm thủ tục xuất khẩu, giảm chi phí giám định, thống nhất phân loại hàng vàng.

Thanh Xuân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình bị phong tỏa tài khoản (22/10/2021)

>   Đồng Nai kiến nghị Chính phủ tăng điều tiết ngân sách cho Đồng Nai lên 49% (21/10/2021)

>   Giảm 30% thuế thu nhập cho DN có doanh thu không quá 200 tỷ đồng (21/10/2021)

>   "Thiên đường thuế" là gì? (23/10/2021)

>   Lý do cải cách tiền lương tiếp tục 'lỡ hẹn' (19/10/2021)

>   “Mắc kẹt” pháp lý, bất động sản giảm đóng góp ngân sách (18/10/2021)

>   Kiến nghị sử dụng ngân sách cấp tiền, cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp (18/10/2021)

>   Cơ quan thuế 'nhắc' doanh nghiệp nộp hồ sơ giảm tiền thuê đất (18/10/2021)

>   Nhiều 'ông lớn' nhà nước thua lỗ hàng chục ngàn tỉ (18/10/2021)

>   Cơ quan thuế 'soi' bất động sản, chứng khoán... (16/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật