Thứ Sáu, 15/10/2021 13:50

Năm 2022, Việt Nam có ít nhất một nhà máy vắc xin, có thể xuất khẩu

Theo báo cáo của Bộ Y tế, dự kiến đầu năm 2022 sẽ có ít nhất một nhà máy sản xuất vắc xin đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

Văn phòng Chính phủ hôm nay 15.10 đã ban hành kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về thuốc, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 13.10.

Theo đó, sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế, Bộ KH-CN, ý kiến phát biểu các đại biểu dự họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận như sau:

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 về Thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh Covid-19, trong đó xác định phải thực hiện đồng bộ các giải pháp y tế, hành chính, kinh tế - xã hội. Trong các giải pháp về y tế, phải đồng bộ cách ly, xét nghiệm, vắc xin, điều trị.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm, thuốc, vật tư thiết bị phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp dược, trang thiết bị y tế. Ngay từ đầu năm 2020 nhiều nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đã được Bộ KH-CN, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp xác định, tham gia, thực hiện.

Đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Nghiên cứu sản xuất vắc xin đã có những bước đi ban đầu rất nhanh, đạt kết quả tốt. Từ giữa năm 2021 chủ yếu tập trung các khâu thử nghiệm lâm sàng, xem xét cấp phép thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Từ giữa năm 2021, các doanh nghiệp tham gia tích cực tiếp nhận chuyển giao sản xuất sinh phẩm, vắc xin, thuốc điều trị Covid-19; Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, thuốc.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam đã sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm theo công nghệ RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên với công suất đủ lớn và dự kiến đầu năm 2022 sẽ có ít nhất một nhà máy sản xuất vắc xin đi vào hoạt động tham gia đáp ứng yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

Bộ Y tế được giao khẩn trương cập nhật hướng dẫn về tiêm vắc xin đủ liều cho các lứa tuổi. Tiến Đạt

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ KH-CN tiếp tục khẩn trương triển khai Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia nghiên cứu vắc xin cho người đến năm 2030 và các chương trình, nhiệm vụ khoa học phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Cập nhật các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng chống dịch Covid-19, chủ động tổ chức, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình để thúc đẩy hiệu quả, thiết thực các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, cấp phép… đặc biệt trong khâu thử nghiệm lâm sàng, cấp phép nhằm sớm chủ động được vắc xin, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị… phòng chống dịch.

Xây dựng phương án người dân tự xét nghiệm

Bộ Y tế cũng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có dự báo tình hình diễn biến dịch bệnh, nhu cầu các loại vắc xin, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch; căn cứ tình hình sản xuất trong nước để có phương án nhập khẩu, mua trong nước cụ thể (trên quy mô cả nước) đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp y dược trong nước.

Trong đó, đối với vắc xin: khẩn trương nghiên cứu, ban hành, cập nhật hướng dẫn về tiêm vắc xin đủ liều cho các lứa tuổi; tiêm tăng cường; tiêm kết hợp các loại vắc xin… đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Xây dựng phương án cụ thể về nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại vắc xin. Khẩn trương hướng dẫn tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường; đánh giá tổng thể nhu cầu vắc xin (kể cả cho trẻ em); số lượng, tiến độ giao hàng vắc xin đã ký kết nhập khẩu hoặc tiếp nhận viện trợ; tiến độ và công suất sản xuất vắc xin trong nước… trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch nhập khẩu, mua trong nước bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Hàng tuần báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Đối với thuốc điều trị: khẩn trương cập nhật các phác đồ điều trị từ sớm, điều trị tại nhà trong đó lưu ý kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị, thuốc bổ trợ, đặc biệt là thuốc điều trị từ sớm, điều trị tại nhà. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại thuốc.

Đối với sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm: khẩn trương cập nhật, hướng dẫn, cấp phép sử dụng các công nghệ xét nghiệm mới tiện dụng, hiệu quả hơn trên thế giới. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua đối với từng loại sinh phẩm, thiết bị. Xây dựng phương án người dân tự xét nghiệm. Cập nhật hướng dẫn người dân tự xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp để định hướng các doanh nghiệp sản xuất các bộ kit xét nghiệm thuận tiện, tiết kiệm nhất.

Phó thủ tướng cũng giao các Bộ: Tài chính, KH-ĐT, Y tế, KH-CN và Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động giải quyết các đề xuất kiến nghị của các địa phương, cơ sở y tế, doanh nghiệp về cơ chế mua sắm, ưu đãi, thanh toán…

Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chí Hiếu

Thanh niên

Các tin tức khác

>   “Tự phát” hồi hương, “tự giãn cách”, và các vấn đề đặt ra (15/10/2021)

>   Biti's sẽ khủng hoảng sau 'sự cố' dùng gấm Trung Quốc? (15/10/2021)

>   Hàng quán ở TP.HCM ngóng được bán tại chỗ (15/10/2021)

>   Mở cửa hàng không, sao bỏ lại trẻ em? (15/10/2021)

>   Khi nào người giữ lại tiền từ thiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (14/10/2021)

>   Ngày 14/10: Có 3,092 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM 909 ca (14/10/2021)

>   Bộ Y tế: Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi (14/10/2021)

>   Người lao động được di chuyển giữa TP.HCM và Đồng Nai bằng ô tô cá nhân (14/10/2021)

>   TP.HCM sẽ thí điểm kinh doanh ăn uống tại chỗ (14/10/2021)

>   Bảng hiệu karaoke ở TP.HCM đang dần biến mất (14/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật