Thứ Bảy, 02/10/2021 08:58

Giá than lập kỷ lục mới giữa cuộc khủng hoảng thiếu điện toàn cầu

Giá than tăng lên mức kỷ lục khi cuộc khủng hoảng thiếu điện toàn cầu làm tăng nhu cầu than đá.

Giá than nhiệt chất lượng cao tại cảng Newcastle (Australia) tăng lên 203.2 USD/tấn, phá vỡ kỷ lục thiết lập trong tháng 7/2008. Đây là chỉ số giá tham chiếu cho châu Á – thị trường than đá lớn nhất trên thế giới.

Đà tăng của giá than diễn ra khi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bắt đầu tác động mạnh tới Trung Quốc – đất nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc giá khí gas cũng tăng vọt ở châu Âu cũng thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu hóa thạch – vốn là loại nhiên liệu mà các nhà hoạch định chính sách tại châu Âu muốn dần dần loại bỏ để làm sạch môi trường.

Dù vậy, nguồn cung than vẫn chưa đủ để đáp ứng cho tất cả các bên. Một nhà sản xuất điện tại Đức đã đóng một nhà máy trong thời gian gần đây vì cạn kiệt than.

Trước đó trong tuần này, Phó Thủ tướng Trung Quốc Han Zheng yêu cầu các công ty năng lượng quốc doanh đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho mùa đông bằng mọi giá. Trung Quốc tiêu thụ và khai thác 50% sản lượng than đá trên thế giới và họ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất. Chính phủ Trung Quốc chỉ thị các công ty khai khoáng tiếp tục hoạt động ngay cả khi họ đã vượt hạn ngạch hàng năm.

Giá than nhiệt từ IHS Markit và Argus đã tăng từ cuối năm 2020 khi nhu cầu hồi phục trở lại từ mức đáy trong đại dịch và khi các nhiên liệu thay thế như khí thiên nhiên trở nên đắt đỏ hơn. Than đá – loại nhiên liệu tạo khí thải nhiều nhất – bỗng chứng kiến nhu cầu tăng vọt trong vài tuần gần đây.

Vấn đề thiếu cung đã thúc đẩy giá tăng mạnh. Trung Quốc trước đó chật vật nâng sản lượng vì quyết định siết các biện pháp kiểm soát an toàn sau các tai nạn chết người. Trong khi đó, tình trạng mưa xối xả, thiếu lao động và tắc nghẽn vận tải đã kìm hãm hoạt động xuất khẩu từ các quốc gia như Indonesia, Australia, Colombia, Nam Phi và các nước khác.

Chỉ số giá than nhiệt tại Newcastle có thể đạt trung bình 190 USD/tấn trong quý 4/2021, Goldman Sachs cho biết trong tháng 9/2021.

Đà tăng diễn ra khi thế giới chuyển dịch khỏi các nhiên liệu gây khí thải nặng và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu môi trường. Thậm chí khi Trung Quốc cũng muốn giảm bớt lượng tiêu thụ than đá trong nước vào năm 2026 và Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết ngừng xây dựng mới các nhà máy điện dùng than ở nước ngoài.

Trong ngắn hạn, nhu cầu ở các quốc gia lớn vẫn còn mạnh. Trong 8 tháng đầu năm, lượng điện năng từ các nhà máy điện dùng than nhiệt tại Trung Quốc cao hơn 14% so với 2 năm trước. Nhu cầu than trong năm 2022 có thể cao hơn trong năm nay, có khả năng tăng 1%, Shirley Zhang, Chuyên viên phân tích tại Wood Mackenzie, cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá năng lượng tăng vọt, lạm phát châu Âu lên đỉnh 13 năm (01/10/2021)

>   Tổng thống Biden ký dự luật để ngăn chặn Chính phủ đóng cửa (01/10/2021)

>   Reuters: Trung Quốc yêu cầu các công ty Nhà nước mua tài sản của Evergrande (01/10/2021)

>   Giá trị bất động sản gấp 4 lần GDP toàn cầu (30/09/2021)

>   Khủng hoảng thiếu khí đốt đang lan rộng toàn cầu như thế nào? (30/09/2021)

>   Thuốc viên điều trị Covid-19 sắp hoàn thành, hy vọng trả lại cuộc sống bình thường (30/09/2021)

>   Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nếu không nâng trần nợ trước 18/10, Mỹ sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính (29/09/2021)

>   Chủ tịch Fed: Đứt gãy chuỗi cung ứng khiến lạm phát cao kéo dài (28/09/2021)

>   Khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc: Cú sốc mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu (28/09/2021)

>   Anh bắt đầu đàm phán với các nước thành viên để tham gia CPTPP (28/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật