Chủ Nhật, 10/10/2021 14:18

Con đường nào đưa thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19?

Khả năng miễn dịch cộng đồng rộng rãi, thông qua chủng ngừa và miễn dịch tự nhiên, sẽ giúp con người kiểm soát và biến Covid-19 từ dịch bệnh thành bệnh đặc hiệu.

Covid-19 sẽ sớm trở thành bệnh đặc hiệu, Wall Street Journal nhận định.

Một dịch bệnh trở thành bệnh đặc hiệu khi nó có thể được kiểm soát. Điều này có nghĩa là căn bệnh sẽ không gây gánh nặng quá mức cho bệnh viện hay các nguồn lực chăm sóc sức khỏe, nhưng không thể bị loại bỏ vì đặc tính vốn có của mầm bệnh.

Tại sao không thể xóa sổ Covid-19?

Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách “0 ca Covid-19” (Zero Covid-19) nhằm mục đích loại bỏ (giảm số ca mắc xuống bằng 0) hay thậm chí tiêu diệt hoàn toàn virus này. Đây là một mục tiêu viển vông, theo Wall Street Journal.

Đậu mùa là bệnh ở người duy nhất từng bị xóa sổ. Virus đậu mùa có 4 đặc tính khiến nó có thể bị loại bỏ: Không có ổ mầm bệnh, dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh rõ ràng và đặc biệt, khả năng lây nhiễm trong thời gian ngắn, và cả khả năng miễn dịch tự nhiên suốt đời sau khi mắc và từ một loại vaccine hiệu quả cao.

SARS-CoV-2 thì ngược lại. Loại virus này có ổ mầm bệnh, mức độ lây nhiễm cao (đặc biệt là biến chủng Delta), triệu chứng mắc bệnh giống các bệnh đường hô hấp khác. Thời gian lây nhiễm kéo dài, gây ra bởi xu hướng lây lan từ người mắc không có triệu chứng hoặc từ người đang trong thời gian ủ bệnh.

sống chung với Covid-19 ảnh 1

Một bệnh viện dã chiến ở Texas, Mỹ phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Reuters.

Đây chính là lý do biến căn bệnh này từ đại dịch thành bệnh đặc hiệu là lựa chọn tốt nhất. Lựa chọn này cho phép con người quay trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều bệnh lây nhiễm không thể loại bỏ đã được kiểm soát bằng cách tiêm chủng và điều trị.

Sởi, một loại virus gây bệnh đường hô hấp có khả năng lây truyền cao, tạo ra mức độ miễn dịch cao ở những người lớn từng phơi nhiễm khi còn nhỏ. Nhưng trước khi vaccine sởi được phát triển vào năm 1963, một số người lớn không có miễn dịch khi mắc bệnh vẫn qua đời.

Bệnh ho gà gây ra bởi một loại vi khuẩn rất dễ lây lan, với một số triệu chứng trùng lặp với virus gây bệnh đường hô hấp. Tuy vậy, căn bệnh này đã được kiểm soát thông qua việc tiêm phòng cho trẻ em, điều trị bằng thuốc kháng sinh và nhiều phương pháp khác.

Các quan chức đã thử một loạt biện pháp để kiểm soát Covid-19 như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, phong tỏa, hạn chế đi lại, xét nghiệm, truy vết ca bệnh. Những biện pháp này tuy có mức độ thành công khác nhau nhưng cuối cùng vẫn không đủ để kiểm soát virus một cách bền vững.

Khả năng miễn dịch cộng đồng là chìa khóa

Để thoát khỏi đại dịch cần phải có khả năng miễn dịch trong cộng đồng rộng rãi. May mắn thay, vaccine an toàn và hiệu quả trong chống lại Covid-19. Những loại vaccine này là chìa khóa để biến Covid-19 thành căn bệnh truyền nhiễm đặc hiệu và được kiểm soát.

Kiểm soát ở đây được hiểu là giảm ca bệnh có triệu chứng nặng chứ không phải là giảm trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Vì vaccine có hiệu quả rõ rệt trong ngăn ngừa bệnh nặng khi mắc Covid-19 - điều biến SARS-CoV-2 trở thành mối đe dọa toàn cầu - nên chúng có thể đóng vai trò dẫn dắt kiểm soát dịch bệnh.

Kháng thể được tạo ra bởi vaccine sẽ suy yếu một cách tự nhiên, nhưng vaccine kích hoạt việc tạo ra các tế bào B - thứ sẽ nằm trong “ngân hàng bộ nhớ” của con người. Tế bào ghi nhớ B tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao nếu chúng gặp lại virus, ngay cả là biến thể. Các tế bào này có tồn tại lâu dài trong cơ thể con người.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2008 cho thấy những người sống sót sau đại dịch cúm năm 1918 tạo ra kháng thể khi tiếp xúc với cùng một chủng cúm 9 thập kỷ sau đó. Tế bào T (cũng trong tế bào bộ nhớ) được tạo ra bởi vaccine bảo vệ con người khỏi triệu chứng nặng, và không ảnh hưởng bởi các biến thể.

sống chung với Covid-19 ảnh 2

Tiêm ngừa Covid-19 trong một trung tâm trò chơi ở Osaka, Nhật Bản, trong tháng 9. Ảnh: AFP.

Nếu chúng ta có thể ngăn chặn sự lây nhiễm của virus và giảm khả năng trở triệu chứng nặng thông qua tiêm chủng rộng rãi, thế giới sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Các đợt bùng phát dịch nghiêm trọng sẽ xảy ra ở khu vực không muốn tiêm phòng, như bệnh sởi và ho gà.

Khi sự lây nhiễm giảm và khả năng miễn dịch tăng, Covid-19 sẽ giống như các virus gây bệnh đường hô hấp khác mà con người đã kiểm soát được. Những người tới bệnh viện sẽ được xét nghiệm để tìm xem họ mắc bệnh gì, bao gồm cúm, Covid-19, virus hợp bào hô hấp (chủ yếu ở trẻ em), và vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp với tác nhân truyền nhiễm.

Nếu bệnh nhân gặp triệu chứng trung bình, họ có thể được điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc thuốc kháng virus điều trị ngoại trú (loại này vẫn đang phát triển). Những người có các triệu chứng nhẹ (giống như cảm lạnh thông thường) sẽ không cần điều trị.

Mặc dù không thể đoán được SARS-CoV-2 sẽ phát triển ra sao, không một loại virus nào trong lịch sự tiếp tục tiến hóa tới khả năng gây bệnh cao hơn. Không có bệnh truyền nhiễm nào có thể phòng ngừa bằng vaccine và miễn dịch cộng đồng từng kéo dài mãi mãi như một đại dịch.

Virus đặc hiệu không yêu cầu con người tiếp tục cách ly và duy trì các biện pháp hạn chế. Đánh bại SARS-CoV-2 bằng cách tước bỏ khả năng gây bệnh nặng thông qua miễn dịch sẽ khiến virus này phải chịu chung số phận với 4 loại virus corona gây cảm lạnh khác đang tồn tại.

Với một biến thể có khả năng lây truyền cao vừa thúc đẩy khả năng miễn dịch ở người chưa tiêm, vừa củng cố miễn dịch ở người đã tiêm, Covid-19 chắc chắn sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi từ dịch bệnh sang bệnh đặc hiệu.

Phương Linh

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 9 (09/10/2021)

>   136 quốc gia đạt thỏa thuận lịch sử về thuế tối thiểu toàn cầu (09/10/2021)

>   Tân Thủ tướng Nhật Bản chỉ thị soạn thảo gói kích thích kinh tế mới (08/10/2021)

>   Hàn Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP (08/10/2021)

>   NHTW Trung Quốc chuyển sang rút ròng 51 tỷ USD (08/10/2021)

>   Thượng viện Mỹ đồng ý nâng trần nợ, chờ Hạ viện phê duyệt (08/10/2021)

>   Pfizer/BioNTech xin cấp phép vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi (08/10/2021)

>   100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021 (07/10/2021)

>   New Zealand nâng lãi suất lần đầu tiên trong 7 năm (07/10/2021)

>   Evergrande, Fantasia làm dấy lên lo ngại về lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc (07/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật