Thứ Năm, 28/10/2021 13:54

Các NHTW bắt đầu thắt chặt chính sách: Hồi kết của kỷ nguyên tiền siêu rẻ đang đến gần?

Đà tăng kéo dài của lạm phát đang gây bất ngờ cho các lãnh đạo Ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới theo cách mà họ chưa từng nghĩ tới mới đây vài tháng. Bối cảnh đã thay đổi và lập trường chính sách tiền tệ cũng rẽ sang hướng khác: Thắt chặt tiền tệ.

Trong tháng qua, thị trường tài chính thế giới đối mặt với những lần “xoay chiều 180 độ” đầy bất ngờ từ nhiều NHTW trên thế giới, trong đó, điều không ngờ tới Ấn Độ báo hiệu ngừng mua trái phiếu, NHTW Singapore cũng đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ, còn NHTW Nga nâng lãi suất mạnh hơn dự báo.

Có lẽ đã qua rồi cái giai đoạn các NHTW làm tất cả những gì có thể để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ vay nợ với lãi suất cực kỳ thấp. Khởi đầu trong thế giới phát triển là Na Uy với đợt nâng lãi suất 0.25% hồi tháng 9/2021, tín hiệu rõ ràng nhất về sự xoay chiều trong chu kỳ chính sách tiền tệ đang lan rộng ra khắp thế giới.

Hàng loạt NHTW khác như Pakistan, Hungary, Paraguay, Hàn Quốc, Brazil cũng nối bước nâng lãi suất, trong khi NHTW Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua công cụ tỷ giá. Ở trường hợp của Ấn Độ, các nhà hoạch định chính sách đột nhiên tuyên bố ngừng mua trái phiếu, trong khi Fed và NHTW Anh (BoE) cũng báo hiệu sắp đưa ra các động thái thắt chặt chính sách.

Những ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất từ tháng 8

Nguồn: Vũ Hạo tổng hợp

Các vị thần bảo hộ chính sách tiền tệ nhìn chung cảm thấy hài lòng khi kinh tế phục hồi mạnh hơn dự báo hồi đầu năm. Tuy nhiên, họ bắt đầu cảm thấy lo ngại giai đoạn tiền rẻ có lẽ đã kéo dài quá mức – một yếu tố châm ngòi cho sự bùng nổ của lạm phát, cho vay quá mức và thậm chí gây bất ổn về tài chính ngay khi thế giới vùng dậy từ đại dịch Covid-19.

“Khi nền kinh tế dần dần bình thường hóa, có lẽ cũng hợp lý khi bắt đầu bình thường hóa lãi suất chính sách”, Oystein Olsen, Thống đốc NHTW Na Uy, lý giải về quyết định nâng lãi suất, đồng thời lưu ý thêm sẽ còn nhiều đợt nâng lãi suất khác.

Áp lực lạm phát kéo dài hơn kỳ vọng

Nhu cầu bùng nổ, cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và hoạt động vận tải đã tạo ra nhiều khó khăn mà các nước không thể ngó lơ.

Chi phí vận chuyển tăng gần gấp 5 lần kể từ đầu năm 2019, đồng thời với đà nhảy vọt của giá nguyên vật liệu thô và thực phẩm.

Lạm phát tháng 9/2021 của các nước

Nguồn: Vũ Hạo tổng hợp

Trong một thế giới chứng kiến áp lực giá hàng hóa kéo dài và những lần “xốc lên xốc xuống” khó lường của nền kinh tế, cho nên các NHTW cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ họ thường hoạt động với giả định là nắm rõ về tỷ lệ thất nghiệp cùng với hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ, sau đó kiểm soát mức chi tiêu sao cho lạm phát ở mức thấp và ổn định.

Trong bối cảnh khó lường như hiện nay, các NHTW vừa phải ấn định lãi suất vừa phải dự đoán về cung cầu.

Quan điểm xoay chuyển từ “tạm thời” sang “kéo dài”?

Các lãnh đạo NHTW đều cảm thấy bất ngờ trước đà tăng nhanh chóng của lạm phát trong năm nay và sự xuất hiện của gián đoạn chuỗi cung ứng khi người dân chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa. Họ đều hy vọng vấn đề lạm phát chỉ là tạm thời, nhưng khi giá năng lượng tăng nóng, lạm phát cao có thể kéo dài hơn họ vẫn tưởng cách đây vài tháng.

Ngay cả Chủ tịch Fed – người ủng hộ mạnh mẽ nhất với quan điểm “tạm thời” – cũng bất ngờ về sự tồn tại dài dẳng của lạm phát cao.

“Thật thất vọng khi thừa nhận rằng sau 18 tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến, tình trạng nút thắt cổ chai và các vấn đề chuỗi cung ứng không hề cải thiện, và trên thực tế, dường như đang trở nên tồi tệ hơn một chút. Chúng tôi nhận thấy tình trạng này có thể sẽ tiếp tục kéo dài sang năm tới và duy trì đà lạm phát tăng lâu hơn chúng tôi đã nghĩ”, ông nói.

“Rủi ro tại thời điểm này rõ ràng là sự tắc nghẽn kéo dài hơn và bền vững hơn. Điều này sẽ càng thúc đẩy lạm phát”, ông Powell cho biết tại hội nghị bàn tròn diễn ra vào ngày 22/10. “Tôi cho rằng chính sách của Fed đang có vị thế tốt để xoay sở trước nhiều kịch bản khác nhau. Tôi thực sự nghĩ rằng đây là thời điểm để siết vòi, nhưng chưa phải lúc để nâng lãi suất”

Ngoài ra, NHTW Anh cũng xem đà tăng mạnh của giá cả và mức tăng trưởng đáng thất vọng của nền kinh tế là bằng chứng cho thấy lạm phát có thể tăng cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn.

“Có vẻ như lo ngại về rủi ro chuỗi cung ứng đang dần dần nhích từ ‘tạm thời’ sang ‘kéo dài’”, Selena Ling, Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược tại Oversea-Chinese Banking Corp., cho hay.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

FILI

Các tin tức khác

>   'Nằm thẳng' thách thức giấc mộng Trung Hoa (28/10/2021)

>   TikTok, YouTube, Snapchat điều trần (28/10/2021)

>   Tiền túi của tỷ phú Hứa Gia Ấn có thể giúp China Evergrande trả nợ? (28/10/2021)

>   Trung Quốc thúc Chủ tịch Evergrande dùng tiền túi để trả nợ (27/10/2021)

>   Thuế bất động sản, đường tới "thịnh vượng chung" ở Trung Quốc? (27/10/2021)

>   24 tỷ USD hàng hóa xếp hàng chờ cập cảng ở California (27/10/2021)

>   Thêm một công ty bất động sản Trung Quốc trễ hạn thanh toán lãi trái phiếu (26/10/2021)

>   CEO Twitter: 'Siêu lạm phát sẽ diễn ra trên toàn thế giới' (26/10/2021)

>   Vì sao nữ đầu tư đại tài Cathie Wood cho rằng lạm phát tại Mỹ sẽ giảm sau dịp lễ? (26/10/2021)

>   NHTW Kazakhstan nâng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp (25/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật