Thứ Sáu, 17/09/2021 21:15

Thị sát thi công nhà ga Bến Thành của tuyến metro số 1

Chiều 17.9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã đi khảo sát và kiểm tra tiến độ thực hiện gói thầu nhà ga Bến Thành của dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Thị sát thi công nhà ga Bến Thành của tuyến metro số 1
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng nghe báo cáo về tiến độ xây dựng dự án. Đào Ngọc Thạch

Tại đây, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) báo cáo tiến độ thực hiện nhà ga Bến Thành trong diễn biến tình hình dịch Covid-19 vẫn còn căng thẳng. Theo MAUIR, sau thời gian tạm ngưng các công việc ở Văn phòng để thực hiện các biện pháp chống dịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gia tăng nghiêm trọng tại TP.HCM, ngày 10.9 Liên danh Tư vấn NJPT đã có công văn chính thức gửi MAUR và các nhà thầu về việc thực hiện lại các dịch vụ tư vấn của dự án với năng suất cố gắng tối đa nhằm hỗ trợ việc tái lập thi công và tiến độ của dự án, hỗ trợ chủ đầu tư và các nhà thầu trong mọi mặt của dự án.

Để chuẩn bị cho công tác khôi phục thi công dự án, ngoài việc đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt theo các chỉ thị của UBND TP.HCM, chủ đầu tư, tư vấn và các nhà thầu của dự án thống nhất xây dựng kế hoạch khôi phục thi công dự án với các nội dung như: Tiến hành tiêm vắc xin cho đội ngũ viên chức, chuyên gia, kỹ sư và công nhân vì hiện nay 99% cán bộ của MAUR đã tiêm vắc xin mũi 1, 90% đã tiêm vắc xin mũi 2. Đối với đơn vị tư vấn và các nhà thầu đã tiêm được 1.308 liều vắc xin mũi 1 cho chuyên gia, kỹ sư và công nhân (trong số này, hiện nay khoảng 30% đã hoàn thành tiêm vắc xin mũi 2). Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tiêm vắc xin mũi 2 cho số nhân sự nêu trên và tiêm vắc xin mũi 1 cho khoảng 1.000 nhân sự còn lại của dự án.

Đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục thi công dự án sau ngày 15.9 năm 2021 theo 2 kịch bản. Kịch bản đầu tiên là tiếp tục thực hiện thi công theo phương án: “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 điểm đến”. Trong đó về thi công sẽ khôi phục từ 15% đến 30% các hạng mục quan trọng của dự án như: công tác kết cấu, hoàn thiện kiến trúc, cơ điện, đổ bê tông tại các nhà ga và kiểm tra tiếp nhận các thiết bị… Về nhân sự sẽ huy động khoảng trên 600 công nhân tại các công trường.

Kịch bản thứ 2 nếu được phép di chuyển trở lại đối với các dự án thi công trọng điểm của thành phố thì sẽ khôi phục từ 40% đến 80% các hạng mục quan trọng tại các công trường thi công các gói thầu của dự án và huy động khoảng trên 1.300 công nhân đã được tiêm vắc xin tại các công trường.

Công trường nhà ga Bến Thành khá im ắng. ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo đại diện của MAUR, trong điều kiện vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa cố gắng đảm bảo tiến độ thi công của dự án, với sự đồng lòng hợp tác của chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu và sự chỉ đạo kịp thời của UBND TP.HCM, sự quan tâm hỗ trợ từ các sở ban ngành, đặc biệt là Sở Giao thông vận tải trong việc cấp phép cho các xe vận chuyển vật liệu, thiết bị và các xe bê tông của dự án, đồng thời đẩy mạnh thực hiện việc xin phép và tổ chức tiêm vắc xin tối đa cho lực lượng chuyên gia, kỹ sư và công nhân trên công trường, hy vọng dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đạt được tiến độ thi công đã đề ra.

Thời gian qua, dự án Bến Thành - Suối Tiên gần như phải thi công cầm chừng do dịch bệnh Covid-19. Mặc dù vậy kế hoạch thi công trở lại vẫn chưa được thông qua. Chính vì vậy, đến thời điểm này phía MAUR vẫn chưa đưa ra được mốc thời gian chính xác đến khi nào dự án mới có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Có mặt tại công trường và sau khi nghe đại diện của MAUR báo cáo về kế hoạch, tiến độ thi công dự án, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nói chuyến đi khảo sát là thể hiện sự động viên, ủng hộ và đánh giá cao ban lãnh đạo, anh em công nhân trên công trường trong bối cảnh dịch bệnh vẫn cố gắng vượt khó để duy trì xây dựng với công nhân gần 200 người nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo, ban quản lý cơ bản kiểm soát được tình hình. Trong bối cảnh này làm sao anh em công nhân, cán bộ đảm bảo sức khỏe, khi dịch hết sẽ đảm bảo tiến độ thi công ban đầu.

“Khi dịch bệnh xảy ra đã phát sinh nhiều vấn đề như ăn ở tại chỗ, chi phí không lường trước, vấn đề về xét nghiệm, chăm sóc y tế mà trước đây không lường được. Trong hợp đồng, cơ chế chính sách xem xét, lưu tâm tính đến việc này vì đây là vấn đề bất khả kháng. Qua đây cũng tham mưu, có loại công trình phải dừng thi công, nhưng có khâu phải thi công đảm bảo tiến độ để đóng góp cho sự phát triển sau này. Nhưng thi công làm sao vừa đảo bảo tiến độ vừa an toàn cũng phải xem xét. Cung ứng vật tư vật liệu sẽ bị ảnh hưởng, nhưng sẽ xem xét đây là vật tư thiết yếu. Tiến độ dù đang được kiểm soát nhưng ảnh hưởng thì đương nhiên, song chất lượng công trình vẫn đảm bảo”, ông Hùng nói.

Đình Sơn

Thanh niên

Các tin tức khác

>   TP.HCM: Nhiều dự án ngừng thi công do vướng giải phóng mặt bằng (16/09/2021)

>   Chính phủ phê duyệt Quy hoạch TPHCM đến 2040, tầm nhìn 2060 (15/09/2021)

>   Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (14/09/2021)

>   Bộ GTVT yêu cầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải hoàn thành trong năm 2021 (14/09/2021)

>   Trễ tiến độ, đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị tăng thêm 7,8 triệu USD chi phí (13/09/2021)

>   Thiếu vốn, đô thị hóa kém hiệu quả (11/09/2021)

>   TPHCM trình Thủ tướng 5 vấn đề quy hoạch thành phố Thủ Đức (09/09/2021)

>   Cao tốc Bắc-Nam tiếp tục 'kêu cứu' vì... vẫn thiếu vật liệu (08/09/2021)

>   Chật vật hơn 15 năm, tuyến metro số 1 tiếp tục xin lùi đích tới 2024 (08/09/2021)

>   Đề xuất gần 7.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc nối Tiền Giang – Đồng Tháp (08/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật