Thứ Năm, 09/09/2021 18:30

Để sản xuất nông nghiệp thông suốt, cần địa phương phối hợp với nhau

Các địa phương cần tham khảo và phối hợp với nhau trong việc thực hiện các quy định về giãn cách xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp, máy móc, trang thiết bị thông suốt giữa các tỉnh phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản.

Thu hoạch cá tra ở nhiều địa phương ĐBSCL hiện đang gặp khó khăn. Ảnh minh hoạ

Đây là ý kiến Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết Tổ công tác phía nam của Bộ NN&PTNT.

Từ câu chuyện thu hoạch cá tra

Tại hội nghị, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn (Vĩnh Long), cho biết hiện vùng nuôi mà công ty bà hay thu mua có một lượng lớn cá tra đang quá lứa nằm chờ dưới ao. “Nông dân nguy cơ thua lỗ mà công đoàn thu hoạch cá tra khi vào địa phương thu hoạch cá bắt buộc phải cách ly 14 ngày, trong khi họ đều đảm bảo các yếu tố dịch tễ, đã tiêm phòng vaccine, có giấy xét nghiệm đầy đủ", bà Khanh nêu thực tế.

Về vấn đề này, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm, đã có doanh nghiệp chế biến cá tra hoạt động lại nhưng khâu thu hoạch cá tra đang gặp khó khăn khi công đoàn kéo cá nằm ở quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) nhưng từ Thốt Nốt về Vĩnh Long phải cách ly 14 ngày.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ cũng cho biết, trên địa bàn đang tồn 38.500 tấn cá tra nằm dưới ao trong khi 90% nhà máy chế biến của Cần Thơ phải tạm ngừng hoạt động do không đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ". Ông Nhơn nêu một thực tế, nhiều địa phương chỉ cấp giấy đi đường cho người làm dịch vụ, đi giao hàng mà không ưu tiên cho người sản xuất nên việc di chuyển từ nhà đến nơi canh tác đang gặp khó khăn.

Để gỡ khó, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An chia sẻ về cách làm của tỉnh hiện nay: "Địa phương tổ chức hai nhóm công đoàn bắt cá ở huyện Tân Thạnh và huyện Tân Hưng. Khi nơi nào thiếu người thu hoạch, Sở NN&PTNT sẽ có văn bản đề nghị lực lượng chức năng tạo điều kiện cho công đoàn bắt cá di chuyển sang. Điều kiện bắt buộc là trước khi đi test virus SARS-CoV-2 và thu hoạch xong về cũng test lại".

Cần thống nhất trong chỉ đạo sản xuất

Không chỉ việc thu hoạch cá tra, qua thực tế công tác, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ NN&PTNT tại miền Nam cho biết, hiện nay, tại một vài địa phương, lực lượng kiểm soát tại chỗ vẫn chưa cập nhật chỉ đạo chung nên còn gây ra một số khó khăn trong việc đi lại cho các lao động, doanh nghiệp, nông dân tham gia sản xuất và lưu thông nông sản, hàng hóa.

Thứ trưởng Nam nhấn mạnh, các tỉnh, thành phố Nam Bộ cần hạn chế hết mức việc ban hành các quy định riêng của từng địa phương trong phòng chống dịch COVID-19. Tham khảo và phối hợp với nhau trong việc thực hiện các quy định về giãn cách xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp, máy móc, trang thiết bị thông suốt giữa các tỉnh phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản. Các địa phương thống nhất, xây dựng hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, chăn nuôi, thủy sản, cùng với các doanh nghiệp tổ chức triển khai.

"Trong điều kiện dịch bệnh, không thể từng cá nhân đòi hỏi phải có giấy đi đường, nhưng nếu các địa phương thành lập các tổ, đội thu hoạch nông, lâm, thuỷ sản, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch thì có thể làm văn bản đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho vào thu hoạch", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nêu ý kiến.

Địa phương xem xét cho phép doanh nghiệp mở rộng “3 tại chỗ” khi đủ điều kiện; chuyển từ phương án “3 tại chỗ” sang phương án “1 cung đường, nhiều điểm đến”. Doanh nghiệp xây dựng phương án “y tế tại chỗ và 3 xanh” (công nhân xanh, nơi ở của công nhân xanh, nhà máy, cơ sở sản xuất xanh, doanh nghiệp được chủ động xử lý y tế).

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Tổ công tác sẽ tham mưu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ có nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời làm việc với Bộ Y tế để có hướng dẫn nông dân ra đồng sản xuất, lao động vào nhà máy sản xuất; quan tâm tiêm vaccine cho chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Đỗ Hương

Báo Chính phủ

Các tin tức khác

>   Đi tìm lời giải cho sự thiếu hụt đường trong nước (09/09/2021)

>   Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất thủy sản do dịch bệnh (08/09/2021)

>   Thủ tướng: 'Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp thủy sản" (07/09/2021)

>   Khó khăn bủa vây doanh nghiệp thủy sản (04/09/2021)

>   Nguy cơ thiếu nguồn cung thịt đến Tết nguyên đán 2022 nếu dịch bệnh kéo dài (02/09/2021)

>   "Giải cứu" ngành tôm để tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng (01/09/2021)

>   Giá gà lông trắng xuống 6.000 đồng/kg, Nam bộ đang ế 9,3 triệu con gà (01/09/2021)

>   50.000 ‘combo 10 kg’ rau củ quả giá rẻ sắp về TP.HCM (31/08/2021)

>   Giá bột mì, bột gạo, bột bánh xèo… tăng gấp đôi (31/08/2021)

>   Giá tôm ở miền Tây lại giảm mạnh (28/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật