Thứ Ba, 07/09/2021 19:45

11 hiệp hội doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị miễn giảm phí bảo hiểm xã hội

Các hiệp hội doanh nghiệp đồng ký tên vào kiến nghị gửi đến Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay.

Các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Đình Sơn

11 hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho nhiều ngành hàng chủ lực của Việt Nam gồm Hiệp hội Da giày - Túi xách, Hiệp hội Nhựa, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Sữa, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Giấy và Bột giấy cùng Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị ngày 6.9 gửi đến Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ.

Bản kiến nghị nêu: Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp và kéo dài như hiện nay tại nhiều tỉnh thành, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bước sang tuần đầu của tháng 9, các ngành hàng liên quan đến xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động đã rất lo lắng khi chạm ngưỡng áp lực có thể chịu đựng - với nguy cơ đứt gãy, khó khăn để phục hồi sản xuất nếu chưa có các “nới lỏng” sản xuất an toàn và bắt đầu phục hồi sản xuất trước ngày 15.9. Trong đó, hầu hết các ngành hàng đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động (chi phí tiền công, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn) là chi phí lớn nhất. Riêng việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định, doanh nghiệp và người lao động đã phải đóng 32,5% tổng quỹ lương. Nay phải sản xuất cầm chừng (3 tại chỗ) hoặc dừng sản xuất nhưng các chi phí liên quan đến người lao động vẫn giữ nguyên, và doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc theo quy định khiến khó khăn càng chồng chất, khó trụ vững dài ngày.

Do vậy, các hiệp hội kiến nghị Phó thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo và BHXH Việt Nam xem xét một số vấn đề bức thiết. Cụ thể, đối với những lao động tạm ngừng việc (do doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc không thể tham gia làm việc “3 tại chỗ” hoặc phải đi cách ly): cho phép hỗ trợ giải quyết chế độ BHXH cho người lao động theo khoản 1 Điều 28 luật BHXH (hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm) trong thời gian thực hiện giãn cách hay cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời cho phép doanh nghiệp và người lao động được miễn giảm 100% phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và thực hiện giãn cách xã hội theo yêu cầu Nhà nước (kể cả trường hợp người lao động ngừng việc được doanh nghiệp trả lương tối thiểu ); Cho phép các doanh nghiệp ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc các khu vực, địa phương mà các tỉnh yêu cầu thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được tạm ngừng đóng BHXH ít nhất 3 tháng sau khi được gỡ bỏ giãn cách, bỏ yêu cầu thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”.

Riêng đối với những lao động đã và đang làm việc “3 tại chỗ”, cho phép doanh nghiệp và người lao động được giảm 50% mức đóng BHXH trong 6 tháng. Đồng thời, không áp dụng các hình thức xử phạt đối với các doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong giai đoạn phong tỏa do phải ngừng sản xuất hoặc bị giảm quy mô sản xuất; Bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19 cho các doanh nghiệp và có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với tất cả người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại.

Văn bản cũng kiến nghị Phó thủ tướng sắp xếp và chỉ đạo có một cuộc họp trước ngày 18.9 với các hiệp hội ngành hàng để đại diện các cộng đồng doanh nghiệp được báo cáo - chia sẻ sự chung tay cùng Chính phủ trong công tác chống dịch mới, cũng như các sáng kiến, đề xuất, kiến nghị để phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn.

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Người tham gia BHXH bắt buộc cần lưu ý những gì từ 1.9? (28/08/2021)

>   Đề xuất dùng tiền Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dư mua vắc xin cho công nhân (17/08/2021)

>   Bộ Tài chính bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (12/08/2021)

>   Đầu tư tài chính kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm trong quý 2 (13/08/2021)

>   Tái bảo hiểm PVI giảm 13% lãi ròng trong quý 2  (04/08/2021)

>   Bảo hiểm Bưu điện: Không còn hoàn nhập chi phí tài chính, lãi ròng quý 2 giảm 59%  (02/08/2021)

>   3 trường hợp được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay, không phải đợi 1 năm (30/07/2021)

>   Lợi nhuận ròng của ABIC đi ngang trong quý 2 (28/07/2021)

>   6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 97 ngàn tỷ đồng (26/07/2021)

>   Bảo hiểm Quân Đội báo lãi ròng quý 2 tăng 53% (21/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật