Thứ Sáu, 13/08/2021 11:00

Đầu tư tài chính kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm trong quý 2

Từng là cứu cánh giúp lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm “thăng hoa” trong quý 1 thì đến quý 2, hoạt động tài chính lại trở thành “lực cản” kéo lùi lợi nhuận.

Hoạt động tài chính trở thành lực cản kéo lùi lợi nhuận quý 2

Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, trong quý 2, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của 11 doanh nghiệp bảo hiểm trên cả 3 sàn HOSEHNX, UPCoM đạt hơn 15,431 tỷ đồng, tăng thêm gần 1,754 tỷ đồng, tương đương tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: VietstockFinance

Tuy nhiên, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm lại giảm 13%, còn hơn 1,015 tỷ đồng, mặc dù tỷ lệ tăng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm thấp hơn so với doanh thu khi chỉ tăng 7%, lên gần 14,219 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đẩy lùi lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm chính là hoạt động tài chính có lãi gộp lao dốc trong quý 2.

Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, tổng doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm giảm 13% so với cùng kỳ, còn hơn 2,816 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính tăng mạnh, gấp 2.9 lần cùng kỳ, lên gần 331 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp tài chính giảm 21%, còn hơn 2,485 tỷ đồng.

Kết quả, có đến 7/11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lợi nhuận sau thuế suy giảm. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng quý 2 của AIC (Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không) có mức giảm mạnh nhất.

Theo giải trình của AIC, trong quý 2/2020, Tổng Công ty được hoàn nhập khoản dự phòng đầu tư tài chính nhờ thu được khoản đầu tư quá hạn từ kỳ trước. Tuy nhiên, sang quý 2 năm nay, AIC không còn khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính này nữa. Thay vào đó, AIC phải chịu chi phí tài chính hơn 7 tỷ đồng cùng với doanh thu tài chính sụt giảm 39%, khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính giảm mạnh 79% so với cùng kỳ, còn hơn 12 tỷ đồng.

Như vậy, mặc dù lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng đến 98% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 41 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh và chi phí quản lý tăng 27% đã khiến lãi ròng quý 2 của AIC giảm 96% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 1 tỷ đồng.

Với lợi nhuận sau thuế gần 106 tỷ đồng, tăng 58% so với quý 2/2020, PGI (Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex) dẫn đầu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2 năm nay.

Có được kết quả này là nhờ lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PGI đạt gần 215 tỷ đồng, tăng 29% so cùng kỳ và hoạt động đầu tư tài chính có lợi nhuận tăng nhẹ 5%, lên hơn 17 tỷ đồng. Thêm nữa là lợi nhuận khác tăng mạnh, gấp 7.9 lần cùng kỳ, lên gần 3 tỷ đồng.

Lợi nhuận 6 tháng duy trì đà tăng tích cực

Mặc dù lợi nhuận quý 2 ảm đạm nhưng nhờ kết quả khởi sắc của quý 1 giúp lợi nhuận bảo hiểm 6 tháng đầu năm vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, tính đến thời điểm 21/6/2021, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (quý 2/2020 ước tính tăng 11%). Trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 22% và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.

Tính đến hết tháng 5/2021, doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước tính đạt 512.9 nghìn tỷ đồng, tăng 26.7% so với cùng kỳ năm 2020, tổng tài sản của toàn thị trường bảo hiểm đạt 628.4 nghìn tỷ đồng, tăng 23.2%.

Nguồn: VietstockFinance

Theo dữ liệu của VietstockFinance, tổng lợi nhuận sau thuế của 11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán trong 6 tháng đầu năm đạt gần 2,095 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: VietstockFinance

Trong đó, VNR (Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam) đạt hơn 181 tỷ đồng lãi ròng, tăng 52% so với cùng kỳ chủ yếu do lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và tài chính lần lượt tăng 39% và 62%. Đây cũng là doanh nghiệp bảo hiểm có lợi nhuận tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm.

Ngược lại, PTI (Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện) có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm khi giảm 18% so với cùng kỳ, còn hơn 96 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính giảm 5% và 13% lợi nhuận.

Doanh nghiệp đầu tiên vượt kế hoạch 2021 sau 6 tháng

BLI (Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long) là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm dù chỉ mới đi qua nửa chặng đường.

Nguồn: VietstockFinance

Năm 2021, BLI đặt mục tiêu đạt 85 tỷ đồng lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng 24%, trong khi dự kiến lợi nhuận trước thuế giảm 27%, còn hơn 61 tỷ đồng.

So với kế hoạch này, BLI đã vượt 82% chỉ tiêu lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm và vượt 28% mục tiêu lợi nhuận trước thuế.

Bên cạnh đó, PGI cũng đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 chỉ sau 6 tháng  đầu năm.

Năm 2021, PGI đặt mục tiêu đạt 202 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 7% so với thực hiện năm 2020. Sau 6 tháng, lợi nhuận ròng của PGI tăng 49% so với cùng kỳ, đạt hơn 163 tỷ đồng với lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính lần lượt tăng 25% và 29%.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Lỗ quý 2, NVT tăng lỗ lũy kế lên gần 667 tỷ đồng (10/08/2021)

>   PGC: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2021 (09/08/2021)

>   LM8: BCTC 6 tháng đầu năm 2021 (09/08/2021)

>   HOT: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2021 (09/08/2021)

>   HOT: BCTC Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2021 (09/08/2021)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 10/08/2021 (09/08/2021)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 10/08/2021 (09/08/2021)

>   GMD: BCTC Hợp nhất năm 2021 (09/08/2021)

>   GMD: BCTC năm 2021 (09/08/2021)

>   PGC: Đính chính thông tin trên BCTC Hợp nhất quý 2/2021 (09/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật